Khởi động chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2018 - 2019

GD&TĐ - Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) tổ chức Hội thảo tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các Sở GD&ĐT về nội dung giáo dục ATGT cấp THCS, chính thức khởi động Chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười ngày mai” năm học 2018 - 2019.

Ông Đỗ Anh Dũng - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) hướng dẫn các nội dung tập huấn
Ông Đỗ Anh Dũng - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) hướng dẫn các nội dung tập huấn

ATGT cho nụ cười ngày mai” là chương trình giảng dạy về ATGT cho học sinh khối trung học do HVN, Vụ Giáo dục Trung họcỦy ban ATGT quốc gia phối hợp triển khai bắt đầu từ năm 2011 tại 5 tỉnh cho gần 1.300 học sinh lớp 10 và 11 với mong muốn trang bị cho các em kiến thức về luật giao thông đường bộ cũng như những kỹ năng tham gia giao thông an toàn qua những bài học thực tiễn về giao thông.

Qua các năm, chương trình tiếp tục được nhân rộng ra các địa phương và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các cơ quan Chính phủ, các Sở GD&ĐT cũng như giáo viên và học sinh trong cả nước. Trong năm học 2016 - 2017, chương trình đã được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh/thành và đặc biệt trong năm học 2017 - 2018 vừa qua, với nỗ lực của các bên, chương trình đã triển khai đào tạo thí điểm thành công cho học sinh khối THCS của 10 tỉnh/thành, một lần nữa khẳng định tính thực tiễn cũng như hiệu quả của các bài giảng về ATGT trong trường học.

Bước sang năm học 2018 - 2019 này, chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười ngày mai” sẽ tiếp tục được triển khai cho học sinh THPT của 63 tỉnh/thành và học sinh THCS tại 20 tỉnh, mở rộng thêm 10 tỉnh so với năm học trước. Theo đó, để chương trình đào tạo trong trường học được hiệu quả, giáo viên của 10 tỉnh triển khai mới trong năm nay bao gồm Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang được tập huấn về kiến thức, giáo trình cũng như kỹ năng

giảng dạy cho học sinh. Sau các khóa tập huấn, bằng kiến thức và kỹ năng của mình, các giáo viên có thể chủ động sáng tạo giáo trình và tổ chức nhiều hình thức giảng dạy để truyền tải bài học tới học sinh một cách sinh động, dễ tiếp thu và gắn với thực tế giao thông ở từng địa phương. Để đảm bảo hiệu quả thực sự của công tác giáo dục ATGT, song song với công tác giảng dạy, công tác quản lý, giám sát, đánh giá hành vi tham gia giao thông hàng ngày của học sinh là hoạt động hết sức quan trọng của nhà trường, với sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Sau tập huấn ngày 28/8 tại TP Hồ Chí Minh, chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười ngày mai” năm học 2018 - 2019 sẽ được triển khai đến hết tháng 12/2018 cho khoảng hơn 2.400.000 học sinh cấp THPT trên toàn quốc và hơn 90.000 học sinh THCS tại 20 tỉnh/thành. Để đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục trong trường học, khuyến khích thầy và trò không ngừng nâng cao chất lượng dạy, học về ATGT. Cuộc thi tìm hiểu ATGT cho giáo viên và học sinh THCS và THPT mang tên “ATGT cho nụ cười ngày mai” sẽ được tổ chức từ tháng 12/2018 đến hết tháng 4/2019 để các giáo viên và học sinh cùng thể hiện những hiểu biết và kỹ năng của mình. Vòng Chung kết và Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 4/2019.

Chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười ngày mai” được Vụ Giáo dục Trung học, Ủy ban ATGT quốc gia, Cục CSGT, HVN xây dựng dựa trên tài liệu hiện có về ATGT của Bộ GD&ĐT và tài liệu giảng dạy ATGT cho học sinh của Honda Nhật Bản với kết cấu 5 bài về Khái niệm văn hóa giao thông và những hành vi biểu hiện của văn hóa giao thông; Trật tự an toàn giao thông đường bộ và cách xử lý khi bị tai nạn giao thông; Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; Đi bộ, ngồi sau xe đạp, xe máy và ngồi trong ô tô an toàn và Cách đi xe đạp, xe đạp điện an toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.