Khoẻ lại nhanh chóng khi bị cảm cúm “hỏi thăm” chỉ với món đơn giản quen thuộc này!

GD&TĐ - Thông thường bệnh cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi và kèm theo ho. Nhưng nếu biết cách điều trị bệnh sẽ nhanh chóng mau khỏi.

Súp gà là thực phẩm chữa bệnh cảm cúm vô cùng hiệu quả.
Súp gà là thực phẩm chữa bệnh cảm cúm vô cùng hiệu quả.

Bệnh cảm cúm là một loại bệnh khá phổ biến, nguyên nhân do khả năng lọc sạch không khí của bộ máy hô hấp kém nên vi khuẩn, virut thừa cơ thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng sút kém, gặp không khí ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết cơ thể không thích nghi kịp mà gây bệnh. Tuy là một loại bệnh thông thường, nhưng nếu không có hướng điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ kéo dài.

Những món ăn không có tác dụng chữa lành bệnh, nhưng nó sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp bạn vượt qua cơn bệnh nhanh hơn. Sau đây là những món ăn mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì chúng giúp phòng bệnh cảm cúm rất hiệu quả. Hoặc nếu đang bị cảm cúm thì dùng các món này cũng sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.

1. Súp gà

Súp gà là thực phẩm chữa bệnh cảm cúm vô cùng hiệu quả. Món ăn này cung cấp chất đạm dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và lấy lại sức khỏe sau khi bị ốm rất nhanh chóng. Hơn thế mùi hương thơm của món súp gà còn có thể nới lỏng chất nhầy ở khoang mũi rất rõ ràng, đồng thời món ăn này giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus, vi khuẩn hiệu quả hơn. 

2. Uống trà xanh

Một giải pháp khác để cung cấp nước cho cơ thể là nhâm nhi những tách trà xanh nóng. Bệnh cảm cúm thường liên quan đến các triệu chứng ở đường hô hấp trên, việc uống những chất lỏng dạng ấm nóng có thể giúp mở đường hô hấp. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh, thêm chút mật ong sẽ làm dịu họng và giảm ho hiệu quả.

Trà xanh nóng cũng cấp nước hiệu quả cho cơ thể.

3. Nước nóng + chanh + mật ong

Nước nóng sẽ làm dịu cổ họng bị kích thích, chanh có chứa các vitamin C giúp làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể, mật ong là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên giúp giết chết các virus gây bệnh. Sự kết hợp của 3 loại nguyên liệu này chắc chắn có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm lạnh rất hiệu quả.

Công thức: Pha 1 thìa mật ong và nước trái cây vào ly nước ấm, uống đều đặn 2 lần mỗi ngày.

Nước nóng + chanh + mật ong bộ ba hoàn hảo cho một thức uống giải cảm.

4. Món cháo hành + tía tô

Một tô cháo hành tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi có tác dụng giải cảm rất tốt, hơn nữa món ăn nhẹ này có giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho người bị cảm cúm.

Cháo hành + tía tô là món ăn tốt cho người bị cảm.

5. Canh khổ qua

Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó quả khổ qua còn có tác dụng giải cảm, tăng cường sức đề kháng. Ăn khổ qua thường xuyên cũng giúp an thần dễ ngủ hơn.

Khổ qua có tính giải độc cơ thể rất tốt.

6. Canh rong biển

Rong biển chứa hàm lượng vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, chất đạm dễ chuyển hóa rất cao, rong biển còn có nhiều vitamin A và những carotenoids là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, bảo vệ màng tế bào.
Những chất polysaccharides trong rong biển có tác dụng tăng cường tính miễn dịch và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với những thay đổi của môi trường.

Rong biển chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

7. Canh trứng cà chua

Trứng gà là một loại thức ăn bổ dưỡng và có thể hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, tăng cường sức khỏe, giảm đường máu… Cà chua là loại quả chứa nhiều vitamin, kết hợp với trứng gà có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết giúp người bệnh giảm đi cơn mệt mỏi.

Món canh cà trừng khá quen thuộc trong bữa ăn gia đình Việt.

8. Bò xào hoặc hầm

Kẽm là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho mỗi người, nhưng riêng đối với người đang bị bệnh cảm cúm thì cần bổ sung nhiều kẽm hơn bình thường. Và một trong những nguồn kẽm tuyệt vời chính là thịt bò.

Bên cạnh kẽm, thịt bò còn chứa nhiều protein và vitamin B giúp bạn nạp năng lượng đầy đủ hơn. Nếu không thích thịt bò, bạn có thể thay thế bằng hàu hoặc tôm cũng tốt nhé!.

Thịt bò chứa rất nhiều chất kẽm cần thiết cho người bị cảm cúm.

Ngoài những món ăn được kể trên, thì bạn nên thêm những loại củ sau đây vào món ăn để giúp bạn cải thiện được bệnh tình tốt hơn.

1. Gừng

Thức ăn hoặc nước uống có gừng cũng giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày liên quan đến cúm. Bạn hãy thêm chút gừng vào trà, súp hoặc pha nước với gừng tươi.

Gừng từ lâu luôn được biết đến là một trong những thực phẩm giũ ấm rất tốt cho cơ thể.

2. Củ cải

Củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Vì vậy, khi bị cúm, bạn có thể ép nước củ cải, sau đó cho thêm một chút nước gừng, đường hoặc mật ong, có thể uống 2-3 lần/ngày và trong thời gian khoảng 2 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

Củ cải là loại thực phẩm gần gũi với chúng ta.

3. Củ tỏi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tỏi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại gia vị. Tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt tỏi có tác dụng rất tốt trong phòng chống cảm cúm.

Tỏi là một loại gia vị có tính năng giữ ấm cơ thể.

4. Thực phẩm có vị chua

Theo các chuyên gia y tế, rất nhiều món ăn chua giúp cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng chống đỡ của cơ thể trước sự tấn công của bệnh cảm cúm. Các loại các loại trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin như: cam, chanh, kiwi, đu đủ… Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày – hành tá tràng do thừa axit.

Những loại trái cây có vị chua chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Với thời tiết thất thường như hiện nay, thì cơ thể rất dễ nhiễm bệnh cảm cúm. Ngoài việc chữa trị bằng thuốc, thì bạn cũng nên kết hợp với những món ăn trên để cơ thể có thêm sức đề kháng vượt qua cơn bệnh nhanh nhất.

Theo phunugiadinh/bestie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...