1. Cá da trơn
2. Cá thu
Cá thu chứa thủy ngân, không thể bài tiết ra ngoài mà lắng đọng trong cơ thể gây bệnh. Cá thu Đại Tây Dương được xem là an toàn nhất, người lớn có thể ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.
3. Cá ngừ
Cá ngừ chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây đen. Các chuyên gia sức khoẻ khuyên rằng, đối với loại cá này thì người lớn chỉ nên ăn 100g/tháng, trẻ em không khuyến khích.
4. Cá rô phi
Cá rô-phi không chứa nhiều axit béo có lợi, nhưng lại tập trung nhiều axit béo có hại không khác gì mỡ lợn. Ăn quá nhiều cá rô-phi có thể làm tăng cholesterol, khiến cơ thể dễ bị dị ứng. Người bị bệnh tim, hen suyễn và viêm khớp được khuyên là không nên ăn nhiều cá rô-phi.
5. Cá chình
6. Cá đổng quéo
Cá này đứng đầu trong danh sách nhiễm thủy ngân, rất dễ gây ngộ độc. Do đó, phụ nữ và trẻ em được khuyên là không nên ăn cá đổng quéo, nam giới có thể ăn khoảng 100g/tháng.
7. Cá tuyết
Cá tuyết được bán với giá khá đắt đỏ, tuy nhiên loại cá này cũng chứa 1 lượng lớn thủy ngân. Do đó, người lớn chỉ nên ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.
8. Cá sáp dầu
Cá này chứa gempylotoxin, một loại độc tố không thể chuyển hóa. Độc tố này không gây hại nhiều, nhưng sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể chiên hoặc nướng để làm giảm lượng gempylotoxin trong cá. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa thì không nên ăn món này.
4 CÁCH CHỌN CÁ CHUẨN
Cá tươi luôn có vảy sáng và mắt trong. Hãy cầm 1 con cá lên và quan sát kĩ, cá ươn thì đuôi của nó thường hạ xuống yếu ớt, vây khô và mang xám thay vì có màu đỏ tươi.
Khi mua cá sống trong bể, hãy đảm bảo là nước bể sạch. Chọn con cá gần đáy bể thay vì con gần mặt nước.
Nếu bạn thích câu cá để ăn, vậy hãy đảm bảo nguồn nước không chứa thủy ngân và các chất thải bẩn khác.
Khi mua cá hồi, hãy chọn lát cá với những vân màu trắng. Nếu lát cá có màu đỏ hoàn toàn, có thể nó đã bị nhuộm. Cũng đừng chọn miếng cá có đốm trắng trên da, vì nó được bắt vào mùa sinh sản nên thịt khá nhạt nhẽo.