Khi đạo diễn phía Nam 'Bắc tiến'

GD&TĐ - 'Người vợ cuối cùng' (đạo diễn Victor Vũ) và 'Kẻ ăn hồn' (đạo diễn Trần Hữu Tấn) nằm trong số các tác phẩm điện ảnh tạo được dấu ấn năm vừa qua.

Minh họa/INT.
Minh họa/INT.

“Người vợ cuối cùng” thuộc dòng tâm lý - cổ trang còn “Kẻ ăn hồn” thuộc dòng kinh dị - cổ trang.

Hai thế hệ làm phim khác nhau nhưng cả Victor Vũ và Trần Hữu Tấn đều là những gương mặt đạo diễn tài năng của điện ảnh phía Nam. Họ chọn bối cảnh quay phim là miền núi phía Bắc.

Dàn diễn viên tham dự cũng hội tụ các nghệ sĩ của hai miền Nam - Bắc, trong đó có những diễn viên vốn đã quen thuộc với khán giả sân khấu và phim truyền hình phía Bắc nhưng lần đầu tiên đóng phim điện ảnh.

Trong phim, giọng Bắc hay giọng Nam của các nghệ sĩ được giữ nguyên, không lồng tiếng. Liên quan tới chi tiết này, đạo diễn Victor Vũ từng chia sẻ, rằng anh chọn diễn viên chứ không chọn giọng nói. Người xem cũng không vì sự khác biệt ngữ điệu vùng miền mà phản ứng với phim. Điều này cho thấy sự cởi mở từ phía nhà sản xuất cũng như phía tiếp nhận.

Doanh thu từ các phim “Bắc tiến” của đạo diễn Victor Vũ và Trần Hữu Tấn cho thấy họ đã có những lựa chọn đúng đắn. Bối cảnh thiên nhiên và con người miền núi phía Bắc đem tới những trải nghiệm vô cùng thú vị cho khán giả.

Sự mở rộng, kết nối về không gian địa lý, không gian văn hóa trong một tác phẩm điện ảnh nói riêng, một sản phẩm giải trí thuộc lĩnh vực thị giác nói chung sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và doanh thu cho nhà sản xuất, cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các nghệ sĩ, cơ hội mở rộng thị phần du lịch, dịch vụ.

Ý nghĩa hơn, bao quát hơn, đó là sự trao đổi, tương tác và thấu hiểu về mặt văn hóa giữa các vùng miền. Hà Giang và Cà Mau – hai điểm cực Bắc và cực Nam của Tổ quốc tưởng xa xôi mà rất gần gũi, tưởng khác biệt mà vô cùng thống nhất. Giá trị từ đây có lẽ không thể đong đếm ở góc độ tiền bạc, nhất là khi bộ phim đó hay sản phẩm nghe nhìn đó được trình chiếu rộng rãi ở nước ngoài.

Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu trở thành một thành phố điện ảnh. Thủ đô Hà Nội là thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực thiết kế. Những danh hiệu này, mục tiêu này là động lực để phát triển công nghiệp văn hóa.

Nghệ thuật vốn không có biên giới. Khi các nghệ sĩ, những người làm sáng tạo hai miền tăng cường phối hợp và hỗ trợ nhau qua các dự án thì sự cộng hưởng, lan tỏa sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Mong có thêm nhiều sự hợp tác và lan tỏa ấy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...