Khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu

GD&TĐ - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vừa được công bố lấy ý kiến đóng góp đang tạo ra sự phấn khởi không chỉ cho những người làm công tác giáo dục mà toàn xã hội.  

Khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu

Nghiên cứu Dự thảo, chúng tôi rất tâm đắc bởi những điểm mới được điều chỉnh không chỉ tiến bộ, phù hợp với xu thế của thời đại, mà còn thể hiện rõ quan điểm xuyên suốt của Đảng. Nhất là điểm về mục tiêu giáo dục, dự thảo lần này được sửa đổi thành: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế”.

Ở đây, rõ ràng cái mới được thể hiện rất rõ đó là “phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Có thể nói đây là quan điểm rất sáng suốt, vừa “trúng”, vừa “đúng” với yêu cầu thực tế của giáo dục hiện đại. Bởi nền giáo dục của chúng ta đang đổi mới theo hướng lấy người học là trung tâm, các thầy cô giáo có nhiệm vụ hướng dẫn, khơi gợi kiến thức, kỹ năng và phương pháp học cho người học

Cái mới nữa trong Dự thảo là việc sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo, điều này đã quy định một cách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ vai trò của từng cấp học. Hệ thống giáo dục cũng được thiết kế theo hướng đơn giản hóa các luồng di chuyển của người học trong hệ thống; tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi giữa chương trình, trình độ đào tạo; người dân có cơ hội tích luỹ kiến thức và học tập suốt đời.

Đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế và đảm bảo tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng, đồng thời thiết lập được hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người học.

Cũng từ đó mà hệ thống giáo dục sẽ mở và linh hoạt hơn trong phục vụ người học, phục vụ xã hội; tạo cơ hội để mọi người học tập suốt đời theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW; bảo đảm tính thống nhất, liên thông, liên kết, phù hợp giữa các ngành nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính ổn định và tính thống nhất tương đối của các quy định pháp luật về hệ thống giáo dục tại các luật về giáo dục, đào tạo.

Có thể nói, Dự thảo đã thực sự đi đúng hướng với mục tiêu quan điểm khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT nước nhà.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.