Khan hiếm nhân lực chất lượng cao

Khan hiếm nhân lực chất lượng cao

(GD&TĐ) - Mùa tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2013 đang đến gần. Lựa chọn ngành học, định hướng nghề ngiệp đang là mối quan tâm hàng đầu của các em học sinh và cả các bậc phụ huynh. Một trong những ngành học được đánh giá là “hot”, thu hút nhiều học sinh hiện nay là ngành Quản trị du lịch và khách sạn. 

Tại Hội thảo “Hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Quản trị Khách sạn & Du lịch Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhu cầu nhân lực cho ngành này là rất lớn, tuy nhiên chất lượng lao động chưa đủ đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.
"Cung" chưa đáp ứng đủ "cầu"
Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam
 Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam
Tiến sĩ Hà Văn Siêu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam - nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á về du lịch và lòng hiếu khách, đón tiếp hơn 6 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm, đóng góp hơn 13,1% cho GDP quốc gia... 
Những con số ấn tượng này khẳng định nhu cầu lớn về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành quản trị du lịch khách sạn ở nước ta hiện nay.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch, lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên 30 – 40 vạn người mỗi năm. Hiện nay, có khoảng 50 vạn lao động trực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp trong ngành này.
Theo quan sát và kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch hiện nay ở nước ta về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của ngành dịch vụ nói chung.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của hội nhập, phát triển, cạnh tranh trên thế giới, đặc biệt trong khu vực dịch vụ cao cấp - tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao hoặc hơn nữa, nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường có tính cạnh tranh cao, còn thiếu nhiều ở kỹ năng quản trị toàn cầu và quản trị chuỗi giá trị đặc thù của ngành. 
Nói đến ngành Quản trị du lịch tại Việt Nam, điều cần quan tâm là kỹ năng của nguồn nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng kịp yêu cầu ở những vị trí cao trong chuỗi giá trị đặc thù ngành nên hiện những vị trí hàng đầu trong chuỗi giá trị đó hầu hết đang phải sử dụng nhân lực từ nước ngoài.
Nhìn chung, với lượng khách du lịch ngày càng tăng đến từ quốc tế và lượng khách nội địa, hoạt động du lịch nước ta hiện đang rất sôi nổi, với lực lượng lao động đông đảo phục vụ trong ngành. Tuy nhiên, về mảng du lịch chất lượng cao và mang tính cạnh tranh cao thì còn yếu kém.
Lao động Việt Nam nói chung và lao động trong ngành du lịch nói riêng luôn có thái độ cầu thị, hướng tới sự phát triển, chăm chỉ và luôn tích cực tìm cơ hội học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Môi trường hội nhập toàn cầu của các tập đoàn kinh tế lớn luôn mang theo các kỹ năng, kinh nghiệm quản lý và thương hiệu để chia sẻ tại nước sở tại.
Làm việc trong các tập đoàn quốc tế là cơ hội để nhân lực Việt Nam trau dồi, nâng cao tính chuyên nghiệp. Khi tiếp cận chuỗi khách sạn, dịch vụ hội nhập toàn cầu, người lao động Việt Nam sẽ từng bước tiếp cận, học hỏi và nâng cao trình độ quản lý, dần dần sẽ giải bài toán khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành quản trị khách san và du lịch Việt Nam. 
Góc nhìn nhà tuyển dụng 
  Mr. Philip Jones, Giám đốc khách sạn Movenpick Hà Nội
Mr. Philip Jones - Giám đốc khách sạn Movenpick Hà Nội
Ông Philip Jones - Giám đốc khách sạn Movenpick Hà Nội - nhận định: Ở vị trí nhà tuyển dụng, chúng tôi quan tâm đến 3 phẩm chất của người lao động: tố chất thiên bẩm; kinh nghiệm và tiềm năng phát triển.
Tố chất thiên bẩm được hiểu là thái độ đối với công việc, phẩm chất đạo đức có trong con người - thứ mà không thể đào tạo được; Kinh nghiệm có từ quá trình làm việc trước đó và chương trình mà người lao động đã từng theo học. Yếu tố này sẽ được bồi dưỡng thêm trong quá trình làm viêc; Nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến khả năng phát triển và đáp ứng yêu cầu ở những vị trí công việc khác nhau của mỗi ứng viên. 
Ưu điểm của lao động ngành du lịch tại thị trường Việt Nam là tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức luôn ở mức cao. Tuy nhiên khả năng sử dụng ngoại ngữ hiện đang là rào cản và là một trong những hạn chế của lao động ngành này.  
Mỗi đợt tuyển dụng của chúng tôi thường thu hút rất nhiều hồ sơ tham gia nhưng chất lượng thường không đạt được yêu cầu. Hiện nay, tại Việt Nam cũng có rất nhiều cơ sở chuyên đào tạo nhân lực cho ngành du lịch nhưng những học viên sau khi tốt nghiệp vẫn thiếu những điều rất cơ bản đó là sự chuyên nghiệp, bài bản và khả năng ngoại ngữ. 
Như vậy, muốn hội nhập quốc tế và góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp không khói, Việt Nam cần có kế hoach bài bản để đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tế. 
TS. Thomas Chan, Tổng Giám đốc CHE và   
TS. Thomas Chan - Tổng Giám đốc CHE
Còn TS Thomas Chan - Tổng Giám đốc CitySmart Hospitality Education (CHE) - chia sẻ: Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch, hiện tại ngành quản trị khách sạn của Việt Nam đang thiếu những nhân lực vừa chuyên nghiệp trong kỹ năng, tác phong; vừa có vốn kiến thức hiểu biết và tự tin làm việc trong môi trường quốc tế. Nhận thức được nhu cầu này.
Hiện nay, CHE cung cấp chương trình học ưu việt, độc đáo nhằm mang lại các ưu thế nổi trội về giáo dục trong ngành quản trị khách sạn.
Sử dụng giáo trình đạt chuẩn quốc tế, kết hợp linh động giữa học tập và thực tiễn, nhằm truyền đạt cho học viên không chỉ kiến thức mà cả kinh nghiệm làm việc thực tế, CHE hướng tới việc đóng góp cho thị trường và các nhà tuyển dụng ngành quản trị khách sạn tại Việt Nam một đội ngũ quản lý tài ba và nhân lực có tay nghề cao.

Tiến sĩ Thomas Chan cho biết thêm: “Nắm rõ nhu cầu thiết yếu về việc làm, CHE tạo điều kiện để học viên được tham gia chương trình thực tập trả lương cũng như đảm bảo cơ hội việc làm trong và sau khóa học, thông qua một mạng lưới các đối tác khách sạn cao cấp hàng đầu và các cựu học.

Trong suốt quá trình đào tạo, CHE sẽ trợ giúp học viên trong việc tìm kiếm công việc phù hợp nhất để thể hiện và phát huy khả năng cũng như tài năng của mình. Mặt khác, chúng tôi cũng hy vọng thị trường khách sạn tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ một nguồn nhân lực có chất lượng tốt”.   

Khan hiếm nhân lực chất lượng cao

Có một thực tế là hiện hầu hết các khách sạn cao cấp như Sofitel, Sheraton, Daewoo, Melia, Furama… đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và giỏi ngoại ngữ... Chính vì thế hầu hết các sinh viên chuyên ngành du lịch khi được nhận vào làm việc tại các khách sạn này đều phải qua lớp đào tạo lại ngắn hạn.

Trong chiến lược đào tạo nhân lực du lịch đến năm 2015, ngành Du lịch tập trung đào tạo những gì thực tế cần, gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo là sự chấp nhận của người sử dụng lao động và tỉ lệ tìm được việc làm; giáo dục và đào tạo du lịch phải gắn liền với nhu cầu thị trường.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tính chất lao động trong ngành du lịch ở nhiều trình độ khác nhau, từ giản đơn (lao động nghiệp vụ) đến phức tạp (giám sát, quản lý). Vì vậy, hệ thống đào tạo du lịch cần thiết phải đảm bảo thực hiện đào tạo liên thông từ thấp đến cao.

Cơ chế đào đạo có sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Tổng cục Du lịch khẳng định, mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam đến năm 2015 sẽ có thêm các trường đào tạo chuyên ngành du lịch, những trường này tập trung ở vùng trọng điểm về du lịch của Việt Nam.

Theo dự báo đến năm 2015, ngành du lịch trong nước cần đến khoảng nửa triệu người lao động có tay nghề chuyên môn vững vàng. Để vừa đạt được con số này cũng như vừa đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực là thách thức lớn của ngành.

Bởi cho đến nay việc đào tạo sinh viên ngành du lịch ở các trường chưa thật sự hiệu quả. Và trong thời gian tới, nếu việc đào tạo không có bước đột phá chắc chắn ngành du lịch sẽ không có được nguồn nhân lực như mong muốn.

Những ý kiến và con số thống kê đã khái quát tình hình nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam và góp thêm lời khuyên về hướng đi cho những học sinh đã và đang chọn du lịch để lập nghiệp. 

Bảo Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ