Triển lãm có 53 tác phẩm xuất sắc từ 8 nghệ sĩ Đức đã thắng giải thưởng từ cuộc thi nhiếp ảnh danh giá được trưng bày.
Với 8 câu chuyện đằng sau các bức hình hứa hẹn một hành trình kỳ thú với nhiều trải nghiệm sâu sắc “ở nơi rìa cầu vồng” cho tất cả những ai yêu nhiếp ảnh.
Những nghệ sĩ làm nên những 8 câu chuyện hay, lạ và hấp dẫn mang đậm tính cá nhân, thậm chí còn có cả nỗi đau giấu kín của gia đình nay được phơi bày trên những bức ảnh ‘biết nói”.
Nghệ sĩ kể đến đầu tiên là một phụ nữ Nhật Bản sống tại Đức tái hiện sinh động những mẩu chuyện của các gia đình Nhật và Đức qua những quyển album. Đó là nhiếp ảnh Rie Yamada với bộ chủ đề “Thành gia đình”.
Bộ ảnh “Thành gia đình” của nhiếp ảnh Rie Yamada mô tả lại album gia đình Đức – Nhật. |
Chàng thanh niên gốc Hà Lan với đam mê sưu tập và thưởng lãm ảnh luôn coi nhiếp ảnh là thành viên thực sự trong nhà. Julian Slagman gây ám ảnh với bộ “Xin - đừng – quên - tôi”.
Còn anh Janosch Boerckel với chùm ảnh “Cơ bản nói về câu chuyện liên quan đến công nghệ và tương lai làm sao các kĩ thuật công nghệ có thể thay thế một phần của cơ thể như tay chân…
Người con trai sinh tại Đức của một cặp vợ chồng Bồ Đào Nha tái hiện hình ảnh quê hương thứ hai bằng những ký ức tuổi thơ nhìn từ “băng ghế sau”, đó nhiếp ảnh gia Ricardo Nunes với bộ ảnh “Chốn bất an”.
Nhiếp ảnh gia Janosch Boerckel với chùm ảnh “Cơ bản” về vấn đề Khoa học. |
Một nhiếp ảnh gia Đức xuất thân tỉnh lẻ lần theo dấu vết của tương lai. Cô gái nọ sinh ra ở Uzbekistan, sang Đức từ những năm đầu của tuổi 20 đã nỗ lực đưa nhiều người Đức gốc nhập cư mang ngoại hình nom chẳng “Đức” mấy vào phối cảnh”.
Và Nhà giả kim trong “căn phòng tối” mở toang cánh cửa dẫn vào thế giới ảo diệu của những vật thể tầm thường. ”, Alba Frenzei với bộ “Giấy ảnh, nguồn sáng, trứng”
Chàng trai trẻ kiếm tìm các khuôn hình diễn giải nỗi u uất về cái chết của bố bao nhiêu năm qua chẳng cất nên lời. Stephan Bogei với bộ ảnh “Hiện trường Utah” – cuộc điều tra bằng hình ảnh.
Người phụ nữ trẻ dẫn dắt ta “tận mục sở thị” bản thể những thực tại trần trụi trong một cảm giác gần như xót xa, Alexandra Polina với chùm ảnh “Mặt nạ, Huyễn tưởng, Chủ thể”.
Cuối cùng đặc biệt Laura Giesdorf gây ấn tượng với một video dài hơn 10 phút “Hướng dẫn makeup che phủ trọn vẹn khuyết điểm – Che đậy bản thân bằng nỗi tẻ nhạt không tì vết”.
Laura Giesdorf gây ấn tượng với một video dài hơn 10 phút “Hướng dẫn makeup che phủ trọn vẹn khuyết điểm – Che đậy bản thân bằng nỗi tẻ nhạt không tì vết. |
Tựu chung lại, chính trí tưởng tượng đã trao cho chúng ta chiếc chìa khóa khai mở những không gian thị giác nơi họ, đưa ta vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, đến với những miền chưa biết và chưa quen - nơi mọi giác quan của ta rộng mở đón đợi.
Và đặc biệt trong đợt triển lãm sẽ có sự dẫn dắt của hai nghệ sĩ nhiếp ảnh người Đức là anh Jewgeni Roppel và cô Rebecca Sampson, họ là những người dành chiến thắng cuộc thi “Viễn cảnh xán lạn – Nhiếp ảnh Đức trẻ” của những năm trước và cũng là một trong những nghệ sĩ nhiếp ảnh được tôn vinh trong giải thưởng DULUXE lần đầu tiên trong 15 năm qua tại Đức. Đây là giải thưởng danh giá của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chứ không chỉ dành cho các tác phẩm của sinh viên mới tốt nghiệp.
Nữ nhiếp ảnh gia Rebecca Sampson đang giới thiệu cho khán giả đến khám phá triển lãm. |
Họ sẽ chia sẻ về quá trình thực hiện bộ ảnh và cảm xúc của họ từ khi bắt tay thực hiện dự án cũng như khi trở thành những người giành được vị trí xuất sắc nhất của giải thưởng danh giá này.
Nữ nhiếp ảnh gia Rebecca Sampson chia sẻ: “Tôi cảm thấy thật tuyệt vời, ngoài sự thành công, dự án này có ý nghĩa lớn đối với tôi. Tôi có thể tạo dựng tên tuổi của mình, nhận được nhiều sự tin tưởng, thử thách mới trong sự nghiệp. Nhìn lại quá trình của bản thân, tôi nhận thấy mình đã thực sự chăm chỉ làm việc và tôi đã xác định được cho mình mục tiêu cụ thể hơn, không còn mông lung nữa, quan trọng hơn đó là tôi phải thật chăm chỉ hơn nữa”.
Dự án “Viễn cảnh xán lạn – Nhiếp ảnh Đức trẻ” là một dự án do Josefine Raab và Stefan Becht khởi xướng năm 2004 nhằm mục đích hỗ trợ cho những nhiếp ảnh gia trẻ tài năng.Theo đánh giá của tạp chí “Der Spiegel”, đây là cuộc thi “danh giá nhất cho các nhiếp ảnh gia trẻ tại Đức”.
Với chủ đề “Ở nơi rìa cầu vồng: Nói chuyện qua ảnh”, 8 tác giả, họ kể những câu chuyện khác nhau qua từng tấm ảnh, hứa hẹn đem đến cho người xem những trải nghiệm thú vị, triển lãm tiếp tục diễn ra đến ngày hết 22/4/2018, tại Viện Goethe Hà Nội.
Jewgeni Roppel (*1983), người thắng giải cuộc thi Viễn cảnh xán lạn – Nhiếp ảnh Đức trẻ 2015 và 2016, học ngành Truyền thông Thị giác tại Hildesheim và ngành Đồ họa & Thiết kế tại Đại học Wiscosin, Stout, Mỹ. Sau chương trình thạc sỹ tại Trường Burg Giebichenstein tại Halle, anh tiếp tục hoàn thành khóa học Thạc sỹ ngành Nhiếp ảnh và Phương tiện hình ảnh tại Đại học chuyên ngành Bielefeld. Trong vòng 10 năm từ 2009 đến nay, hơn 65 triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm của anh được giới thiệu tại Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Mỹ. Roppel hợp tác với nhiều tờ báo và tạp chí uy tín, trong đó có tờ Die Zeit và Der Spiegel của Đức. http://jewro.de