Khai hội Cổ Loa Thành với nhiều hoạt động văn hoá và trải nghiệm đặc sắc

Khai hội Cổ Loa Thành với nhiều hoạt động văn hoá và trải nghiệm đặc sắc

Lễ hội Cổ Loa nổi tiếng với các nghi thức truyền thống và tục rước Bát Xã Loa Thành thể hiện tình đoàn kết cộng đồng làng xã. Phần lễ được tiến hành tại đền Thượng, Đình Ngự Triều di Quy và tuyến đường quanh Giếng Ngọc.

Nghi lễ dâng hương được bắt đầu bởi màn đánh trống. Nghi lễ dâng hương của Bát xã Loa Thành gồm: Các cụ làng Quậy (Liên Hà), Cổ Loa, Văn Thượng, Mạch Tràng, Sằn Giã, Ngoại Sát, Đài Bi, Cầu Cả, Thư Cưu. Chỉ những cao niên của bát xã Loa Thành, trên 80 tuổi mới được mặc áo the đỏ, những người từ 70 tuổi mặc áo màu xanh, còn ít hơn 70 tuổi mặc áo màu đen.

Các hoạt động lễ hội được tổ chức trang trọng, phù hợp với thuần phong mỹ tục theo đúng cổ lệ gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát triển của quần thể khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Lễ hội nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống, độc đáo trong sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân bát xã Loa Thành, góp phần bảo tồn giá trị phi vật thể.

Một phần nghi thức trong lễ hội.
Một phần nghi thức trong lễ hội. 

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại đền Thượng vào ngày mùng 5, 6 tháng Giêng nhằm tôn vinh công đức của An Dương Vương, vị vua sáng lập ra nhà nước Âu Lạc. Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam và là vị vua có công xây thành Cổ Loa. Lễ hội Cổ Loa kéo dài đến ngày 16 tháng Giêng.

Trước đó, ngày mùng 5 tháng Giêng, tại các khu vực trong quần thể di tích Cổ Loa đã diễn ra các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người xem. Như giải bóng chuyền, vật truyền thống, bắn nỏ truyền thống, cờ người. Lễ hội còn tổ chức hát quan họ trên thuyền, biểu diễn múa rối nước, và các trò chơi dân gian như ném còn, đu tiên.

Ngoài ra, Ban quản lý khu di tích Cổ Loa phối hợp với đoàn nghệ nhân dân gian Tày tỉnh Cao Bằng tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu, biểu diễn văn hoá, ẩm thực và trò chơi dân gian truyền thống của người Tày tại sân trưng bày khu di tích.

Lễ hội Cổ Loa nhiều năm gần đây được tổ chức thường xuyên. Di tích Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử quý giá và độc đáo, những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Nơi đây hai lần là kinh đô nước Việt và trở thành biểu tượng của nền văn minh Việt cổ đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Năm 1962, di tích Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Năm 2012, di tích Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Hằng năm, lễ hội Cổ Loa kéo dài từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.