Kết quả trong rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GD&ĐT

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, Bộ đã thực hiện rà soát quy hoạch theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai Luật Quy hoạch; hướng dẫn các địa phương thực hiện việc dồn dịch các điểm trường mầm non, trường phổ thông một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2035; xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035.

Cùng với đó, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ các văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học đã quá thời hạn theo quy định (13 trường đại học); quyết định thành lập 03 phân hiệu của trường đại học và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 01 trường đại học sư phạm kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng; sáp nhập 02 trường cao đẳng sư phạm vào trường cao đẳng cộng đồng của địa phương; phát triển Bộ chỉ số phát triển trường sư phạm để đánh giá năng lực các trường sư phạm chủ chốt.

Nhiều địa phương đã chủ động rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn; từng bước phát triển các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) tư thục ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp ; thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú ; sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ thuật tổng hợp; sắp xếp lại các trường tiểu học, THCS có quy mô nhỏ theo hướng thành lập trường liên cấp, liên xã.

So sánh số lượng trường mầm non, phổ thông, đại học năm học 2017-2018 với năm học 2016 -2017. Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của các địa phương năm 2018 của Bộ GD&ĐT
So sánh số lượng trường mầm non, phổ thông, đại học năm học 2017-2018 với năm học 2016 -2017. Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của các địa phương năm 2018 của Bộ GD&ĐT 

Tuy nhiên, việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa tốt dẫn đến tình trạng khu đô thị, khu công nghiệp thiếu trường, lớp; thiếu đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; một số địa phương dồn dịch các điểm trường, sáp nhập trường không theo đúng quy định; tổ chức sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đúng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BNV[1].

Quy hoạch phát triển giáo dục ở một số địa phương mới chủ yếu là quy hoạch theo không gian mà ít chú trọng đến điều kiện đảm bảo chất lượng; chưa tạo được sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển GDĐT với quy hoạch khác như quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất....

Mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) chưa có sự phân loại theo chất lượng để có chính sách ưu tiên đầu tư đối với các lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển; hệ thống các cơ sở GDĐH mở và đào tạo từ xa chưa phát triển tương xứng so với nhu cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.