Rơi nước mắt trước những lời tâm sự của một học trò ngỗ ngược

GD&TĐ - Đoàn Thanh Trang – Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) từng là một đứa trẻ vô cùng nghịch ngợm và ngỗ ngược. Sở thích quái dị của em là: rất hay cãi nhau với các thầy, cô giáo.

Đoàn Thanh Trang (ngoài cùng bên phải) trong một buổi giao lưu với thầy, cô và các bạn học sinh trong trường. Ảnh: Sỹ Điền
Đoàn Thanh Trang (ngoài cùng bên phải) trong một buổi giao lưu với thầy, cô và các bạn học sinh trong trường. Ảnh: Sỹ Điền

Từng bị bạn bè gọi là “súc vật”

Em đã từng có suy nghĩ, mỗi buổi sáng thức dậy, em không muốn mở mắt ra nữa. Em muốn chối bỏ cuộc đời của mình, muốn ngủ vĩnh viễn vì quá sợ cuộc sống này. Em sợ phải tiếp tục một cuộc sống, sợ phải tiếp tục một ngày mới, sợ phải đối mặt với trường học, sợ phải đối mặt với chính bạn bè của mình.
Đoàn Thanh Trang

Thanh Trang kể lại: Em không để cho thầy, cô nào dạy yên được một tiết. Em cực kỳ thích đi trêu chọc, gây sự với các bạn khác. Em muốn được sự chú ý từ tất cả mọi người, con muốn được mọi người phải chú ý đến mình, sẽ phải quan tâm đến mình.

“Thế nhưng sau những trò đùa có thể nói là ngu ngốc như thế, vẫn chỉ là tiếng cười của một mình bản thân con với ánh nhìn khinh bỉ, chán ghét từ tất cả mọi người. Em vẫn còn nhớ câu nói mà tất cả các bạn học sinh trong lớp đặt cho em một cái tên mà đến bây giờ em vẫn không thể quên được đó chính là: súc vật” – Thanh Trang rưng rưng nói.

Thanh Trang cho biết, tất cả những điều trải qua, em không kể cho bất kỳ ai cả. Đỉnh điểm đó chính là năm lớp 8, là thời gian em “tuột dốc” nhanh nhất. Em kể, có những lần đã phải sử dụng chất kích thích để có thể quên đi chính bản thân mình.

Thế nhưng có một ngày, em nhìn thấy những giọt nước mắt lăn trên má của bố. Bố nói với em một câu là: Con có bao giờ cảm thấy có lỗi với bố mẹ không, còn bố mẹ thì cảm thấy vô cùng có lỗi với con khi không dạy con ngoan ngoãn và học giỏi như các bạn khác.

“Với mọi người có thể là một câu nói vô cùng bình thường nhưng với em đó chính là một câu nói khiến em nhận thấy làm mình phải thay đổi để được là chính mình, phải quay trở lại với bản thân mình để được là con của bố mẹ một lần nữa.

Và em đã cố gắng, nỗ lực để bố không phải thất vọng một lần nào nữa. Cố gắng như vậy nhưng em vẫn đơn độc trên cuộc hành trình tìm lại chính mình” – Thanh Trang trải lòng.

Đoàn Thanh Trang tham gia chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi ". Ảnh: Cắt từ clip
Đoàn Thanh Trang  tham gia chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi ". Ảnh: Cắt từ clip

Thay đổi nhờ tình yêu thương

Và rồi Trang bước chân vào những năm tháng lớp 10, mở đầu cho 3 năm học THPT. Với tâm trạng của một đứa trẻ THCS, Trang vẫn cãi nhau với các thầy cô giáo.

Đúng một tuần sau ngày học đầu tiên, cô giáo chủ nhiệm Hoàng Diệu Thúy đã gọi Trang vào phòng. Em bước chân vào phòng với tâm trạng như một kẻ tội đồ, có thể sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào để che đậy cảm giác xấu hổ và sợ hãi của mình.

“Nhưng khi bước chân ra khỏi phòng cô, lần đầu tiên con có cảm giác là muốn bay lên vì niềm hạnh phúc hân hoan, lần đầu tiên con cảm nhận được niềm yêu thương của cô giáo và sự tin tưởng từ cô giáo đến với con.

Em mắc lỗi như thế nhưng không một lời oán trách, không một lời trách mắng, cô nói với em rất nhẹ nhàng. Cô nói cho em nghe về than đá và kim cương. Cô bảo tất cả chúng ta ai sinh ra trên đời cũng có một giá trị riêng và chính bản thân em cũng vậy.

Cô bảo, em là món quà từ sự kết tinh tình yêu thương của cha mẹ và nó còn quý hơn cả kim cương. Em là báu vật mà cha mẹ em luôn luôn trân quý. Hãy luôn tỏa sáng và trân trọng những giá trị của bản thân mình đang có” – Thanh Trang xúc động nhớ lại.

Và rồi nhờ có sự tin tưởng và yêu thương, cô đã giao cho cem tất cả những trách nhiệm và những chức vụ cao nhất ở trong lớp. Cô bảo, cô tin em sẽ thay đổi và em sẽ làm được vì cô nhìn ra được giá trị của chính bản thân em.

“Một vỉa than đá đen tối, hắc ám chạm vào thì bẩn tay, không may có thể rách tay chảy máu, nay đã tự thanh lọc với chính bản thân mình để trở thành viên kim cương lấp lánh trong chính mắt gia đình, thầy cô và bạn bè” – Thanh Trang tự hào nói.

Bố mẹ em cũng vậy, họ nói như là đã tìm lại được đứa con đã mất của mình. Chính bản thân em cũng cảm thấy được sinh ra lần thứ hai, để có được sự trưởng thành như ngày hôm nay. Công lao lớn nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thúy và ngôi trường mà em đang theo học: Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là ngôi trường hạnh phúc, bởi nhà trường luôn đặt những yêu cầu về hạnh phúc của học sinh lên hàng đầu và tất cả cùng tiến lên, không ai bị bỏ lại.

Đoàn Thanh Trang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.