Những nhà giáo phi thường

GD&TĐ - Hơn một tuần trôi qua nhưng câu chuyện về hai thầy giáo ở Nghệ An dũng cảm lao mình xuống nước sâu để cứu nam sinh khỏi tai nạn đuối nước vẫn còn “nóng hổi”. 

Những nhà giáo phi thường

Hành động quên mình cứu người của các thầy đã kết nối yêu thương trong cộng đồng xã hội. Và sợi dây kết nối ấy được dệt nên từ phẩm chất sáng ngời của nhà giáo - những người làm “nghề cao quý trong các nghề cao quý”.

Nhân vật chính của câu chuyện trên chính là thầy Đồng Văn Nhân - giáo viên Trường THPT Phan Thúc Trực và thầy Nguyễn Duy Trình - giáo viên Trường Tiểu học Hùng Thành (Yên Thành, Nghệ An). Đó là ngày 22/9, một nam sinh Trường Đại học Y Hà Nội cùng nhóm sinh viên đến tham quan tại thác 7 tầng (Quế Phong, Nghệ An) không may ngã xuống vùng thác sâu. Không đắn đo, suy nghĩ, thầy giáo Đồng Văn Nhân lao mình xuống dòng nước, đưa người gặp nạn lên bờ. Sau đó, thầy Nhân đã cùng với thầy Nguyễn Duy Trình thực hiện sơ cứu nạn nhân đuối nước. Cả hai thầy đã giúp nạn nhân thoát khỏi “tử thần”.

Hành động của hai thầy đã được nhà trường - nơi các thầy công tác và ngành Giáo dục của địa phương biểu dương. Quan trọng hơn, khi dư luận vẫn còn lên án về sự vô cảm của nhiều người thì hành động cứu người của hai thầy đã phần nào lấy lại niềm tin trong xã hội. Niềm tin ấy được tạo nên từ những việc làm tử tế và hành động đẹp của nhà giáo.

Biết được câu chuyện cứu người của các thầy, cộng đồng mạng xã hội đã “thả tim” và bày tỏ cảm phục trước hành động cao cả này. Trong lá thư của phụ huynh cảm ơn hai thầy giáo, mẹ nam sinh viết: “Hai thầy đã sinh ra con tôi lần thứ hai”. Gia đình cũng gửi lời cảm ơn đến ngành Giáo dục Nghệ An đã tuyển chọn, rèn luyện được những giáo viên “có tài, có đức, là tấm gương sáng cần nhân rộng không chỉ cho ngành Giáo dục mà cho cả xã hội”.

Câu chuyện cứu nam sinh thoát khỏi đuối nước của hai thầy khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh các cô giáo Trường Mầm non Mỹ Phú 2 (xã An Hiệp, huyện Tuy An, Phú Yên), đã dầm mình dưới nước lũ suốt nhiều giờ, nỗ lực tìm mọi cách để bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng cho 15 HS của mình trong lúc nguy nan nhất. Sự việc xảy ra cách đây gần 3 năm, nhưng dư âm của nó vẫn còn ấm nóng.

Khi ấy nước lũ lên rất nhanh, ngập lên cả khung cửa sổ của lớp học. 4 giáo viên phải đỡ các con leo lên cửa sổ rồi cô, trò cùng bu bám vào đó. Có học sinh được cô giáo đặt ngồi lên nóc tủ đựng hồ sơ trong nhiều giờ để chờ người ứng cứu. Cô trò đều hoang mang và hoảng sợ. Trong giây phút gian nguy nhất, các cô đã từng có suy nghĩ: “Thà cô chết chứ không để trò chết”.

Gần 3 năm trôi qua, khi đọc lại những chia sẻ của các cô, nhiều người vẫn không khỏi xúc động và rưng rưng nước mắt vì thương cô, thương trò. Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, hành động của các cô thật phi thường mà chỉ có tấm lòng người mẹ mới có thể làm như thế. Với thành tích đặc biệt xuất sắc này, các cô đã được Bộ trưởng tặng Bằng khen. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã viết thư động viên và khen ngợi tinh thần dũng cảm của các cô.

Song điều quan trọng là cả thầy Đồng Văn Nhân và thầy Nguyễn Duy Trình cùng 4 cô giáo mầm non Trường Mầm non Mỹ Phú 2 đã tạo nên những hình ảnh đẹp của người giáo viên nhân dân. Các thầy, các cô đã làm được những điều tưởng chừng như không tưởng và chính là những cánh tay nối dài, là sợi dây hữu hình để xã hội hiểu hơn về GD, về sự nghiệp “trồng người” cao cả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.