Tham dự Hội thảo ngoài đại diện các Doanh nghiệp đang có kết nối mật thiết với nhà trường trong đặt hàng, tuyển dụng sinh viên, còn có sự tham dự của nhiều lãnh đạo phụ trách Trung tâm hỗ trợ sinh viên các trường đại học.
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng- Phó hiệu trưởng cùng Tiến sĩ Trần Đình Lý- Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chủ trì buổi tọa đàm.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường đang trình bày tham luận tại tọa đàm |
Tại tọa đàm các đại biểu cho rằng để việc kết nối giữa Doanh nghiệp – Nhà trường được tốt, nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động thì các trường đại học cần phải bám sát được hơi thở của cuộc sống trong công tác đào tạo, cũng như trong việc đẩy mạnh mô hình “nhà trường-công xưởng”.
Th.s Đặng Kiên Cường- Trưởng phòng công tác sinh viên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ DN nhà trường cho biết: Trong 10 năm qua, nhờ sự chủ động và kết nối giữa Nhà trường - Doanh nghiệp mà sinh viên nhà trường đã có hơn 400 đợt kiến tập, thực tập tại Doanh nghiệp với 12.000 lượt sinh viên.
Đặc biệt, chỉ trong vòng 10 năm, việc kết nối, tạo việc làm cho sinh viên giữa Nhà trường- Doanh nghiệp đã tạo ra hơn 62.527 việc làm bán thời gian cho sinh viên.
“ Sự hiệu quả trong việc thiết lập được “kho” việc làm bán thời gian, cũng như đầu ra việc làm cho sinh viên nhà trường tốt chính là nhờ sự kết nối chặt chẽ giữa Nhà trường- Doanh nghiệp trong công tác đào tạo và sự khảo sát nhu cầu nhân lực thị trường lao động một cách khoa học. Chính sự kết nối, hiểu được cái Doanh nghiệp cần mà công tác đào tạo của nhà trường được điều chỉnh một cách phù hợp, nhân lực vì thế đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng”- Th.s Đặng Kiên Cường chia sẻ.
Theo Thạc sĩ Đặng Kiên Cường kết nối Nhà trường- Doanh nghiệp là xu thế không thể khác hiện nay trong việc đảm bảo đầu ra việc làm cho sinh viên |
Đồng quan điểm với Th.s Đặng Kiên Cường, ông Trần Thanh Hiền, Thành viên HĐQT Tập đoàn Đức Hạnh BMG, Giám đốc Nanovet cũng cho rằng: Để kết nối Nhà trường- Doanh nghiệp được hiệu quả thì ngoài sự chủ động trong việc thay đổi chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng đòi hỏi thực tế của Doanh nghiệp (với các ngành đào tạo đặc tù) thì việc sớm định hướng, xây dựng được cho sinh viên thói quen “thể hiện” bãn lĩnh trải nghiệm ( tự nghiên cứu, rèn luyện, làm việc nhóm) đóng vai trò rất quan trọng.
Nó không chỉ giúp sinh viên thêm tự tin, chủ động trong việc tìm kiếm môi trường học tập-trải nghiệm, mà còn mang đến cho chính Doanh nghiệp tuyển dụng những góc nhìn thực tế trong đặt hàng đào tạo với nhà trường.