Công ty đóng tàu Fincateri của Ý mới đây đã bàn giao tàu Al-Fulk cho Hải quân Qatar. Mặc dù được phân loại là LPD (tàu đổ bộ vận tải), nhưng trên thực tế nó có thể thực hiện chức năng của một tàu khu trục phòng không khi trang bị 16 tên lửa Aster 30 và tàu sân bay trực thăng hạng nhẹ.
Đồng thời con tàu này có kích thước khá nhỏ, khi chiều dài thân chỉ vào khoảng 140 mét, lượng giãn nước đầy tải đạt 8.800 tấn, cổng thông tin The War Zone (TWZ) cho biết.
Với chức năng LPD, chiếc Al-Fulk được cho là có khoang tiếp nhận tàu đổ bộ và thiết bị nâng thích hợp, đồng thời có thể chứa tới 550 lính thủy quân lục chiến trên tàu.
Tầm hoạt động của Al-Fulk là 7.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 15 hải lý/giờ (tối đa 20 hải lý/giờ), điều này cho phép một con tàu như vậy thực hiện các nhiệm vụ ngay cả ở ngoài vùng biển Vịnh Ba Tư.
Ở phần mũi của con tàu này có bệ pháo 76 mm và tại phần đuôi là 16 bệ phóng thẳng đứng (VLS) của tổ hợp Sylver, trang bị tên lửa phòng không Aster 30 (cũng dùng trong tổ hợp SAMP/T).
Bên cạnh đó, tên lửa phòng không hải quân Aster 15 cũng có thể được đặt trong các ô (VLS) này, mặc dù có sự khác biệt đáng chú ý về kích thước giữa hai loại đạn nói trên.
Nếu chúng ta chỉ định kích thước thực tế của Al-Fulk, thì các thông số nêu trên về chiều dài và lượng giãn nước tối đa thực sự khiến con tàu này trở thành tàu sân bay trực thăng nhỏ nhất thế giới.
Bởi để so sánh, tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga của Nhật Bản có tổng lượng giãn nước lên tới 19.000 tấn với chiều dài thân 197 mét. Trong khi đó tàu HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan, hiện đang là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới, có lượng giãn nước 12.000 tấn và chiều dài 182 mét.
Ngoài ra tàu đổ bộ (LPD) của Tây Ban Nha thuộc lớp Galicia với sân đỗ trực thăng rộng có tổng lượng giãn nước 13.600 tấn và chiều dài thân 160 mét, gần giống với các thông số của chiếc Al-Fulk.
Điều thú vị là ngoài chức năng của tàu đổ bộ, tàu sân bay trực thăng và tàu khu trục phòng không, chiếc Al-Fulk còn được thiết kế để thực hiện chức năng của tàu tham mưu. Hơn nữa, chiến hạm này là "cốt lõi" của thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD để đóng 7 tàu chiến thuộc nhiều loại khác nhau mà Qatar và Ý đã ký kết vào năm 2017.