Nhiều cha mẹ ít có thói quen nói chuyện, giao tiếp với con. Ảnh minh họa internet. |
Theo nhận định của Viện Giáo dục Anh Quốc khi nói về 8 đức tính để trở thành 1 người tốt trung bình thì sự giao tiếp để thấu hiểu đứng hàng đầu.
Báo cáo viên của Viện Hoàng gia Nhi khoa Anh cũng đã nhấn mạnh: Cha mẹ thiếu giao tiếp với con trẻ là đang làm nghèo chúng về mặt tinh thần và sức khỏe. Đây là một số lí do:
Những nghiên cứu cho thấy, trẻ ít được trò chuyện từ lúc nhỏ sẽ có khuynh hướng học hành kém, thích chơi game điện tử, dễ béo phì và tim mạch nếu so với bé được cha mẹ trò chuyện nhiều; trẻ cũng dễ sa ngã vào ma túy, hút thuốc và dễ bị lạm dung tình dục khi đến tuổi dậy thì nếu cha mẹ không trò chuyện với các bé; những nhân viên dễ bỏ công việc, ít hòa đồng, không bao giờ có tố chất lãnh đạo bởi vì lúc nhỏ họ chưa bao giờ được cha mẹ dành thời gian trò chuyện hơn 30 phút/ngày.
Nhiều cha mẹ có suy nghĩ, lúc con bé thì cha mẹ không cần nói chuyện vì con không hiểu, để con lớn thì việc nói chuyện, chia sẻ của cha mẹ mới cần thiết. Thực tế, trẻ có thể nghe bố mẹ nói ngay từ kỳ thứ 2 thai kì. Khi bé được sinh ra, bé có thể hiểu những lời nói của cha mẹ.
Khi trẻ lớn, trẻ sẽ bước qua một số thời kỳ phát triển tâm lý như thể hiện chính mình, thể hiện tự do, tự chủ. Những phát triển tâm lý này hết sức bình thường, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cộng động. Do đó, khi còn nhỏ cha mẹ ít giao tiếp với trẻ thì lớn sẽ khó tiếp cận trẻ hơn.
Giao tiếp thật sự sẽ giúp con trở thành giàu sang nhất thế gian. Ảnh minh họa internet. |
Chình vì vậy, để “làm giàu” con trẻ, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ và cha có thể nói điều hay lẽ phải cho bé nghe. Cha mẹ nên hạn chế cãi nhau, kể tật xấu lẫn nhau vì bé sẽ nghe được. Tiếp đó, theo từng giai đoạn của trẻ, cha mẹ sẽ có cách ứng xử phù hợp:
- Từ khi sinh ra đến 5 tháng tuổi: Mẹ thường xuyên da kề da thì thầm, mát-xa bé, giúp bé vận động 1 số trò chơi phát triển trí não.
- Từ 6 tháng tuổi đến 1,5 tuổi: Thường xuyên nói bé nghe những việc bạn làm với bé như thay tã cho bé như thế nào, tắm bé ra sao,...
- Từ 10 đến 16 tuổi: Độ tuổi khá nhạy cảm, rất dễ nổi loan, cha mẹ nên lắng nghe và trò chuyện, đừng bắt bé phải làm theo ý bạn, hãy cho bé biết bé có nên làm hay không nên làm. Hãy cổ vũ bé mỗi lúc bé gặp khó khăn. Đừng lúc nào cũng nói bé sai trước khi nghe hết câu chuyện bé kể.
Thí dụ như có trẻ kể chuyện cho mẹ: "Ở trường có nhóm bạn hút thuốc, bạn ấy còn đưa thuốc bảo con hút". Chỉ nghe đến đấy người mẹ đã quát mắng con ầm ầm: "Mày đua đòi hút thuốc với bạn à?".
Cậu bé giải thích là không thì bà mẹ vẫn tiếp tục mắng sa sả: "Ai kêu mày đến gần chúng nó làm gì. Lần sau thấy chúng thì né 100 mét nghe chưa!".
Câu chuyện rõ ràng có giao tiếp, nhưng giao tiếp nghèo nàn và không hiệu quả. Lẽ ra, thay vì quát tháo, người mẹ cần cổ vũ con khi con biết từ chối việc hút thuốc từ nhóm bạn.
Chỉ đơn giản thôi, có khó khăn gì đâu: "Con làm đúng lắm, con quyết định như vậy là suy nghĩ của một người lớn rồi", đứa trẻ thấy mọi chuyện thật nhẹ nhàng khi cha mẹ hiểu chúng và sẽ muốn làm những việc tốt để cha mẹ vui lòng.