Israel sẽ không mạo hiểm tấn công Iran vì một 'bất ngờ thú vị'

GD&TĐ - Truyền thông phương Tây cho rằng Israel sẽ tấn công Iran trong thời gian sắp tới, nhưng nguy cơ chiến tranh có thực sự ở mức đáng báo động?

Israel sẽ không mạo hiểm tấn công Iran vì một 'bất ngờ thú vị'

Theo thông tin từ phương Tây, Israel muốn tấn công Iran vì lý do tương tự như những gì Tel Aviv vẫn cáo buộc trong suốt nhiều năm qua, đó là bởi chương trình hạt nhân của Tehran.

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 19/2/2023 thông báo Iran đã đạt mức làm giàu uranium lên tới 84%. Để tạo ra một quả bom nguyên tử, họ cần đạt tới con số 90%.

Tuy vậy theo tờ Washington Post, quá trình vũ khí hóa đã sắp hoàn thành, nếu không có bất ngờ nào quá lớn thì Iran sẽ có đủ lượng Uranium để làm bom nguyên tử ngay trong năm nay.

Để ngăn chặn Iran, Israel có thể tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu. Bên cạnh đó ở Tel Aviv, có một lập luận nguy hiểm đang được nhắc tới: khả năng Tehran đã chế tạo được bom hạt nhân dù chưa hoàn thiện.

Israel và Mỹ liệu có mạo hiểm tấn công phủ đầu nhằm phá hủy các cơ sở hạt nhân Iran?

Israel và Mỹ liệu có mạo hiểm tấn công phủ đầu nhằm phá hủy các cơ sở hạt nhân Iran?

Trước tình hình trên, nhà khoa học chính trị người Ba Lan - ông Yury Baranchik đã viết trên kênh Telegram của mình rằng: "Làm giàu uranium ở mức 84% sẽ đủ để phát triển 'phiên bản bẩn' của một quả bom nguyên tử".

“Ngoài ra, việc Tehran gây ra thiệt hại nhạy cảm liên quan tới vấn đề 'hạt nhân' cho Israel sẽ dễ dàng hơn do quy mô nhỏ của đất nước Do Thái (mật độ dân số 412 người trên mỗi km2)".

"Mặt khác để đáp trả, Iran (với mật độ 48 người/km2) sẽ phải bị tấn công mạnh hơn nhiều. Đừng quên rằng Tehran đã cất giấu các căn cứ quân sự và nhà máy làm giàu Uranium dưới lòng đất trong nhiều năm và nhiều thập kỷ qua, việc tiếp cận chúng không hề dễ dàng”, ông Baranchik nhấn mạnh.

Không chỉ có vậy, để đánh bại Iran, NATO sẽ phải bố trí khoảng 300 - 400 nghìn binh sĩ gần quốc gia này. Nhà khoa học chính trị người Ba Lan tin rằng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương hiện không có cơ hội thực hiện điều này, vì họ đang phải dồn sức cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Trước thực tế trên, theo ông Baranchik, bất chấp những ý kiến cho rằng nguy cơ chiến tranh tại khu vực Trung Đông đã cận kề, điều này khó lòng xảy ra trong tương lai gần.

Theo PolitExpert

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đỗ Thị Hồi trong giờ lên lớp.

'Quả ngọt' của cô giáo vùng khó

GD&TĐ - Cô Đỗ Thị Hồi, Trường TH Lạc Hòa 1 (TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.