Châu Âu thông qua lệnh trừng phạt dầu khí đối với... Na Uy?

GD&TĐ - Na Uy được cho là hưởng lợi lớn từ tình hình căng thẳng tại Ukraine và nhiều quốc gia phương Tây không chấp nhận điều này.

Châu Âu thông qua lệnh trừng phạt dầu khí đối với... Na Uy?

Bộ trưởng dầu mỏ và năng lượng của Na Uy cho biết hôm 10/3 rằng Oslo không lo lắng về kế hoạch của EU, đó là liên kết mua chung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nhà cung cấp khác trên thế giới.

Tất nhiên sẽ là điều dễ hiểu khi lo sợ rằng một nhóm các quốc gia cùng mua LNG như một pháp nhân sẽ gây ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới.

Nhưng Oslo tự tin cho rằng thỏa thuận này có thể mang lại lợi ích cho các công ty năng lượng của họ thông qua "những cuộc đàm phán trên cơ sở thương mại".

Hiện tại, 22 trong số 27 quốc gia thành viên EU đã bày tỏ sự quan tâm đến việc hợp tác với đối tác khác trong lĩnh vực khí đốt.

Năm ngoái, Na Uy bị chỉ trích nặng nề vì tận dụng nhu cầu năng lượng tăng cao của châu Âu, khi khối cố gắng cắt nguồn cung từ Nga.

EU đã sẵn sàng khởi động cuộc đấu thầu đầu tiên để cung cấp nguyên liệu thô vào tháng tới, sau một thời gian thảo luận về cách đảm bảo an ninh năng lượng mà không vô tình gây tăng giá bằng cách cạnh tranh với nhau.

Doanh thu xuất khẩu dầu khí của Na Uy đã tăng vọt trong khoảng thời gian ngắn.

Doanh thu xuất khẩu dầu khí của Na Uy đã tăng vọt trong khoảng thời gian ngắn.

Năm ngoái, Oslo kiếm được nhiều hơn 80% từ xuất khẩu hydrocarbon so với năm 2021.

Doanh thu của họ tăng 85 tỷ Euro, nhưng chính phủ giải thích điều này không phải do "lòng tham" mà do giá cả tăng và nguồn cung thiếu hụt.

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc các nước châu Âu cùng mua khí đốt và hạn chế trần giá là biện pháp nhằm vào Moskva cũng như khống chế doanh thu xuất khẩu tài nguyên của nước này.

Nhưng giống như dầu mỏ, nhiên liệu xanh của Nga đã rời khỏi bờ biển châu Âu từ lâu, đó là lý do tại sao tất cả các hình thức cấm vận và hạn chế đối với nhiên liệu hóa thạch mà EU ban hành đang thực sự chống lại các nhà cung cấp khác, trong trường hợp này là Na Uy.

Nếu chúng ta loại bỏ yếu tố chính trị không cần thiết, cũng như ngữ nghĩa và lời nói thì một sự thật đơn giản xuất hiện: Brussels đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Na Uy, không phải Nga.

EU đang yêu cầu Oslo phải có trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng Ukraine khi được hưởng lợi lớn, thông qua việc viện trợ vũ khí và cung cấp sự giúp đỡ về kinh tế cho Kyiv.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.