Israel nêu điều kiện sẽ tấn công Iran

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Israel được cho là đã báo với Mỹ và một số quốc gia châu Âu về việc tấn công Iran nếu Tehran tiếp tục làm giàu uranium trên mức 60% - theo Axios.

Iran. (Ảnh: Vanchai Tan)
Iran. (Ảnh: Vanchai Tan)

Ngày 22/3, hãng thông tấn Axios dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao của Israel cho biết Tel Aviv không muốn lý do bùng phát chiến sự là vì mức độ làm giàu chất này trong khuôn khổ chương trình hạt nhân của Tehran. Đến nay, phía Iran, theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đã tích lũy được 90,87 kg uranium với độ làm giàu 5%.

Nguồn tin trên cũng đề cập các yêu cầu của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đối với Mỹ để đẩy nhanh việc chuyển giao máy bay chở dầu Boeing KC-46 đã mua trước đó. Tel Aviv muốn nhận ít nhất một chiếc máy bay như vậy vào cuối năm 2024.

Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin nhấn mạnh rằng việc tăng tốc giao hàng sẽ khó đạt được do nhu cầu quân sự của chính Hoa Kỳ.

Ngày 9/3, nhà Đông phương học người Nga Vladimir Dolgov đã đánh giá khả năng xảy ra xung đột toàn cầu giữa Iran và Israel. Theo ông, Tel Aviv lôi kéo cộng đồng thế giới vào mối đe dọa được nêu ra là Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ngày 28/2, trữ lượng uranium được làm giàu tới 60% ở Iran được cho là đã tăng 40% so với tháng 11/2022. Theo dữ liệu hiện có, trữ lượng uranium 60% trong 3 tháng đã tăng từ 62,3 kg lên 87,5 kg. Đồng thời, trữ lượng uranium được làm giàu tới 20% tăng từ 386 kg lên 435 kg.

Ngày 19/2, có thông tin cho rằng các thanh sát viên của IAEA đã tìm thấy uranium được làm giàu tới 84% ở Iran. Nó chỉ thấp hơn 6% so với mức cần thiết để tạo ra vũ khí hạt nhân.

Trước đó một ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại Tehran nếu đó là nhân tố duy nhất có khả năng ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran.

Năm 2015, Iran, các quốc gia trung gian và Hoa Kỳ đã ký kết cái gọi là Kế hoạch hành động toàn diện (JCPOA), còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Thỏa thuận này quy định việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của nước này.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2018, Hoa Kỳ đã tuyên bố đơn phương rút khỏi hiệp định này và khôi phục các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Tehran.

Đáp lại, Iran dần bắt đầu từ bỏ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước. Đồng thời, Tehran tuyên bố họ không có ý định phát triển vũ khí hạt nhân và đang làm chủ nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...