Indonesia gần 9.000 ca mắc Covid-19 trong ngày, G7 có thể ủng hộ 1 tỉ liều vắc xin

GD&TĐ - Theo thống kê của Worldometer, thế giới có hơn 175.600.000 ca mắc Covid-19, gồm 430.193 ca mới. Số ca tử vong trong 24 giờ qua trên toàn cầu là 11.318 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 3.788.129 ca.

Đo thân nhiệt ở Ấn Độ.
Đo thân nhiệt ở Ấn Độ.

Indonesia hôm qua báo cáo 8.892 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ - con số cao nhất kể từ ngày 23/2. Đến nay, nước này đã có tổng cộng gần 1,9 triệu ca mắc Covid-19.

Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 Indonesia cũng cho biết, có 211 ca tử vong mới trong ngày hôm qua, đưa tổng số người chết vì đại dịch lên tới 52.373 người.

Số ca mắc virus corona tăng vọt trên 2 hòn đảo đông dân nhất của Indonesia khiến các chuyên gia y tế lo ngại rằng điều tồi tệ nhất có thể sẽ xảy đến khi có ít hạn chế với việc di chuyển trong bối cảnh có các biến thể nguy hiểm gây tử vong cao.

Tại Ấn Độ, bang Bihar đã nâng số người chết vì Covid-19 cao hơn đáng kể sau khi phát hiện hàng nghìn ca tử vong không được báo cáo. Điều này càng làm tăng thêm nghi ngờ về số người chết do Covid-19 ở Ấn Độ cao hơn nhiều so với con số chính thức.

Hôm 9/4, bang Bihar đã điều chỉnh số ca tử vong từ 5.424 ca lên hơn 9.400 ca. Điều này đã khiến Ấn Độ có ca tử vong trong ngày cao nhất từ trước tới nay với con số vượt 6.000 ca.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thôm qua cho biết việc tài trợ 500 triệu liều vắc xin Pfizer Covid-19 cho các quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ thúc đẩy cuộc chiến chống virus và “không có ràng buộc”.

“Việc ủng hộ vắc xin của chúng tôi không bao gồm áp lực về sự ủng hộ hoặc khả năng nhượng bộ. Chúng tôi làm điều này để cứu mạng sống” – ông Biden nói – “Mỹ sẽ là kho vắc xin trong cuộc chiến chống Covid-19, cũng giống như Mỹ là kho vũ khí của nền dân chủ trong Thế chiến thứ 2”.

Khoản ủng hộ vắc xin lớn nhất từ trước đến nay trên khiến Mỹ tốn 3,5 tỉ USD nhưng sẽ thúc đẩy hơn nữa các khoản tài trợ từ các nhà lãnh đạo G7 khác. Thủ tướng Anh Boris Johnson dự đoán nhóm G7 sẽ đồng ý ủng hộ 1 tỉ liều vắc xin cho các nước nghèo trong cuộc họp bắt đầu vào hôm nay.

Các nhà lãnh đạo G7 muốn tiêm chủng cho thế giới vào cuối năm 2022 để cố gắng ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã làm chết hơn 3,9 triệu người, tàn phá nền kinh tế toàn cầu và gây ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của hàng tỷ người.

Tổng chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết, nếu sự lây lan của Covid-19 tiếp tục với tốc độ hiện tại, sẽ phải mất nhiều năm nữa virus này mới được kiểm soát tại châu Mỹ.

Trong cuộc họp báo hàng tuần, Giám đốc PAHO Carissa Etienne cho biết đã có gần 1,2 triệu ca mắc mới và 34.000 ca tử vong vào tuần trước và 4 trong 5 quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới nằm ở châu Mỹ.

Bà nói rằng, chỉ 10% dân số Mỹ Latinh và Caribe được tiêm chủng đầy đủ, trong khi tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Mỹ và Caribe. PAHO cảm ơn Mỹ, Tây Ban Nha và Canada vì đá hứa tài trợ hàng triệu liều vắc xin hoặc tài chính.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng ký kết hợp tác với Công ty CP Devis Tập đoàn Avestos (CHLB Đức) trong việc đưa sinh viên sang Đức làm việc.

Trường nghề theo chuẩn châu Âu

GD&TĐ - Nhiều trường nghề ở Đà Nẵng không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường châu Âu...

Truyện ngắn: Góp những yêu thương

Truyện ngắn: Góp những yêu thương

GD&TĐ - Cơn bão số 3 đã đi qua nhưng những hậu quả để lại vẫn còn rất tàn khốc. Bao nhiêu người mất tích, bao nhiêu gia đình mất người thân...