ICBM và kho đầu đạn hạt nhân Triều Tiên khiến Mỹ bất an

GD&TĐ - Theo giới chuyên gia, với đầu đạn hạt nhân, những ICBM dùng nhiên liệu rắn của Triều Tiên khiến Mỹ và các đồng minh dễ bị tổn thương hơn.

ICBM và kho đầu đạn hạt nhân Triều Tiên khiến Mỹ bất an

Cựu Phó Giám đốc phụ trách các vấn đề Triều Tiên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) là nhà khoa học chính trị Bruce Klingner cho biết, các cuộc thử nghiệm tên lửa liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn gần đây cho thấy Bình Nhưỡng đã xây dựng thành công tiềm năng hạt nhân của mình.

Trong một bài báo viết trên trang 19FortyFive, ông Klingner lập luận rằng, Triều Tiên có khả năng biến các lực lượng hạt nhân hiện có của mình từ công cụ răn đe thành phương tiện tấn công, điều này sẽ buộc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phải tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa của họ.

Vị chuyên gia Mỹ nhấn mạnh rằng, việc chuẩn bị phóng tên lửa nhiên liệu rắn cần ít thời gian hơn nhiều so với tên lửa lỏng.

Ngoài ra, chúng cũng khó bị phát hiện và khó bị bắn hạ kịp thời hơn, điều đó có nghĩa là phát triển mới này sẽ làm tăng mối đe dọa quân sự từ Bình Nhưỡng đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

Theo chuyên gia này, giới lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên đang đồng thời phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật và hệ thống tên lửa thế hệ mới, điều này cũng gây ra mối đe dọa cho các đồng minh của Mỹ.

Được biết, các tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn thế hệ mới được Bình Nhưỡng công khai là bước tiếp theo trong kế hoạch 5 năm đầy tham vọng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nhằm phát triển lực lượng hạt nhân của Triều Tiên, được khởi động vào năm 2021.

Mục tiêu chính của kế hoạch này bao gồm cả việc phát triển các đầu đạn hạt nhân chiến lược lớn hơn cho ICBM, SLBM (tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm) và các đầu đạn chiến thuật nhỏ hơn cho các tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và tầm ngắn (SRBM), cũng như các phương tiện mới để mang đầu đạn có độ chính xác cao hơn, bao gồm cả hệ thống máy bay siêu âm, tàu ngầm tấn công hạt nhân…

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã từng tuyên bố rằng Triều Tiên có ý định tiếp tục tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân để chống lại các mối đe dọa từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Theo ông Kim Jong-un, tư cách là nước sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là chắc chắn và không thể đảo ngược, không cần có sự công nhận quốc tế, bởi vì nước này sở hữu vũ khí hạt nhân không đe dọa an ninh thế giới, mà chỉ để bảo vệ đất nước mình chống lại Mỹ.

Hiện nay, Triều Tiên thực tế đang nằm trong “Câu lạc bộ Hạt nhân Thế giới” - một cơ cấu không chính thức để chỉ 9 nước đã sở hữu vũ khí nhiệt hạch là: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Pakistan và Israel, mặc dù chính quyền Tel Avip chưa bao giờ thừa nhận.

Thậm chí, nước này còn là một trong số ít các nước tự lực phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Pháp…, trong khi Anh sử dụng ICBM của Mỹ, còn Pakistan thì chưa phát triển được bất cứ tên lửa đạn đạo chạm đến ngưỡng tầm xa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.