Huyện vùng cao Pác Nặm nỗ lực đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 2

GD&TĐ - Những năm qua, công tác xóa mù chữ được huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn quan tâm triển khai với nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ.

Huyện vùng cao Pác Nặm nỗ lực đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 2.
Huyện vùng cao Pác Nặm nỗ lực đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 2.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Pác Nặm là huyện vùng cao thuộc tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích tự nhiên là 475,39 ha, gồm 10 đơn vị hành chính xã và 118 thôn, 7176 hộ, dân số trên 33.700 người, có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm các dân tộc Tày, Mông, Dao, Nùng, Sán chí, Kinh, Hoa… trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao.

Địa hình huyện phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt. Kết cấu hạ tầng chưa thật sự phát triển, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống kinh tế của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong huyện, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng địa phương đạt kết quả cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của nhân dân từng bước được ổn định và cải thiện, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... có nhiều khởi sắc, góp phần cho sự nghiệp giáo dục phát triển.

Nhằm hướng tới mục tiêu hết năm 2023 toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ mức độ 2 và đến năm 2025, người dân độ tuổi từ 15 - 60 đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt trên 90%; mở được ít nhất 21 lớp xoá mù chữ và lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, có ít nhất 511 học viên tham gia.

Huyện đã ban hành các kế hoạch nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện có hiệu quả nội dung xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Dự án 5, Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”) trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025. Triển khai đồng bộ các giải pháp, mở rộng các lớp xoá mù chữ tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn.

Công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp, ngành Giáo dục và sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tạo sự thống nhất trong thực hiện công tác xoá. Đặc biệt là thống nhất về nhận thức và hành động đối với công chức, viên chức, người lao động, người dân, từ đó huy động sức mạnh tổng hợp chung tay tham gia thực hiện các mục tiêu.

Lớp học xoá mù chữ được triển khai tại huyện Pác Nặm nhận được sự quan tâm tham gia của đông đảo bà con là đồng bào DTTS.

Lớp học xoá mù chữ được triển khai tại huyện Pác Nặm nhận được sự quan tâm tham gia của đông đảo bà con là đồng bào DTTS.

Nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trong toàn huyện

Phòng GD&ĐT đã cử cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và nội dung, phương pháp giáo dục đặc thù, chủ động phối hợp các đơn vị liên quan, tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục, thực hiện duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xoá mù chữ huyện theo giai đoạn, từng năm, trong đó tăng cường mở các lớp xoá mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời triển khai điều tra, rà soát người mù chữ, tái mù chữ, thông tin về công tác xoá mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hướng dẫn thực hiện chương trình xoá mù chữ đến 10/10 trung tâm học tập cộng đồng và 31/31 đơn vị trường học...

Bà Quách Thị Tấm, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho biết: Với quyết tâm nâng tỉ lệ người dân biết chữ, hướng tới xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương đã chủ động mở lớp xoá mù chữ tại các thôn bản, điểm trường vùng khó.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2022 đến nay, toàn huyện mở được 25 lớp xóa mù chữ, với 592 học viên tham gia học. Toàn huyện có 6/10 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, 4 đơn vị xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Huyện duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 1 theo quy định.

Dự kiến kết thúc năm 2023, huyện sẽ có 1/10 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, 9/10 đơn vị xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...