HSSV là lực lượng quan trọng trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

HSSV là lực lượng quan trọng trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

(GD&TĐ) - Kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS của ngành GD giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 đề ra mục tiêu đến năm 2020, người học trong các CSGD được trang bị và nâng cao kiến thức và kỹ năng về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với từng cấp học.

Nhà giáo, CBQL GD, nhân viên được trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy về GD phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với từng cấp học; cha mẹ HS trong các CSGD mầm non, tiểu học, THCS, THPT và PTDTNT được nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trang bị kiến thức và kỹ năng về phòng chống HIV/AIDS; tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS hoàn toàn được xóa bỏ trong các CSGD. Để hoàn thành mục tiêu trên, sáng nay 22/12, tại Hà Nội Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch hành động về phòng, chống HIV/AIDS của Ngành GD giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 và vận động tài trợ xây dựng mô hình triểm lãm “GD sức khoẻ sinh sản, giới và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên”. Dự Hội thảo có ông Lê Mạnh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), đại diện Bộ Y tế, Unesco tại VN, các tổ chức quốc tế cùng một số Sở GD-ĐT và đông đảo HS, SV của các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn HN...

Thừa uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ông Lê Mạnh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ công tác HSSV phát biểu khai mạc Hội thảo
Thừa uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ông Lê Mạnh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ công tác HSSV phát biểu khai mạc Hội thảo

Tỷ lệ thanh thiếu niên hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS còn thấp

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay số trẻ em phát hiện nhiễm HIV là 4.205 em, trong đó có 2.153 em đang được điều trị ARV. Với tỷ lệ nhiễm 0,25% trong số 1,5 triệu bà mẹ sinh con mỗi năm, VN sẽ có khoảng 4.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV/năm. Nếu không được can thiệp, với tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 35% thì trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 1.400 trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ mẹ. Nếu được can thiệp, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ giảm xuống còn khoảng 5-10%. Tuy nhiên, cho tới nay con số chính xác về số trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV ở VN vẫn chưa được thống kê đầy đủ, nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn trong việc xác định con của những người bị nhiễm HIV, do thiếu cơ sở xét nghiệm HIV đặc biệt cho trẻ em, và hệ thống giám sát phát hiện chưa đầy đủ. Các khảo sát cho thấy sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vẫn còn thấp trong thanh thiếu niên, HS, SV và dân cư vùng KT kém phát triển, đặc biệt những người dễ bị tổn thương, điều đó góp phần cho hành vi tiêu cực làm gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư, hiện tượng kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng, dẫn tới sự hạn chế tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.  

Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó không thể không kể đến công tác truyền thông GD về phòng, chống HIV/AIDS còn hình thức, chưa có hình thức mới hấp dẫn đối với HS, SV nên không thu hút được sự tham gia của các em. Công tác tư vấn, hỗ trợ HS, SV trong GD, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn rất thiếu. Các dịch vụ y tế thân thiện và an toàn cho HS, SV còn thiếu. Một số BCĐ của các sở GD&ĐT và các cơ sở đào tạo làm việc chưa tích cực và chưa hiệu quả.CB, GV phụ trách phòng, chống HIV/AIDS còn kiêm nhiệm nên rất thiếu thời gian đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, chất lượng công việc chưa cao. Năng lực của cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS không đồng đều, nhiều cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, một số lãnh đạo đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chưa có chế độ kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các trường học và thực tế là kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về phòng, chống HIV/AIDS…

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

GD phòng chống HIV trong trường học: Không thể chậm trễ

HS, SV là đối tượng đang trong quá trình cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và phát triển về thể chất và tinh thần, ham tìm tòi, khám phá cái mới và thích thể hiện mình. Để các em phát triển toàn diện về thể chất và hình thành nhân cách, GD phòng, chống HIV/AIDS là một trong các nội dung góp phần xây dựng đạo đức, lối sống cho các em.Trong những năm vừa qua, công tác phòng, chống tác động của đại dịch HIV/AIDS trong nhà trường cũng đã được quan tâm. Hệ thống các BCĐ được kiện toàn từ cấp Bộ cho tới từng trường học, làm việc nề nếp, tích cực, có trách nhiệm, chủ động triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng các hoạt động cụ thể. Nội dung phòng, chống HIV/AIDS chính thức được đưa vào giảng dạy lồng ghép trong các môn học: Tự nhiên – XH (GD tiểu học), Sinh học, GD Công dân, Ngữ văn, Địa lý và GD ngoài giờ lên lớp (GD trung học). Ngoài ra, nội dung phòng, chống HIV/AIDS được quy định trong nội dung của tuần sinh hoạt công dân đầu khoá đối với HS, SV ở các trường ĐH, CĐ và TCCN và  được đưa vào các học phần như: Dân số, môi trường, HIV và ma tuý (học phần tự chọn) trong các trường CĐ SP. Do thời lượng hạn chế, chương trình GD chỉ chuyển tải được những kiến thức cơ bản nhất về phòng, chống HIV/AIDS.

Tuy nhiên, trước dự báo dịch còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi VN ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, nền KT tiếp tục tăng trưởng, đầu tư phòng, chống HIV/AIDS cho quốc gia sẽ có cơ hội gia tăng, tuy nhiên các nguồn đầu tư hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm nhanh là thách thức không nhỏ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới. Trước thực trạng trên, trên cơ sở Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Đồng thời kế thừa những kết quả đạt được của chương trình hành động GD sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS cho HS trung học giai đoạn 2007-2010, Bộ GD-ĐT đã xây dựng Kế hoạch hành động về phòng, chống HIV/AIDS  giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030. Việc xây dựng Kế hoạch trên thể hiện cam kết quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS trong khung cảnh diễn biến phức tạp, nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS và nguồn tài trợ quốc tế giảm cho lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

Các đại biểu đóng góp ý kiến về Kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS của ngành GD giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 và vận động tài trợ xây dựng mô hình Triển lãm “GD sức khỏe sinh sản, giới và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên”
Các đại biểu đóng góp ý kiến về Kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS của ngành GD giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 và vận động tài trợ xây dựng mô hình Triển lãm “GD sức khỏe sinh sản, giới và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên”

Tại hội thảo đại diện một số Sở GD-ĐT đã phát biểu, đóng góp ý kiến về bản dự thảo kế hoạch hành động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành GD giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, công tác GD sức khoẻ sinh sản, giới và phòng chống HIV/AIDS trong thanh thiếu niên, cũng như để xuất nhu cầu thực hiện những mô hình triển lãm tại địa phương mình sao cho phù hợp và thu hút được thanh, thiếu niên, HS, SV…

Thừa uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, kết luận Hội thảo ông Lê Mạnh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ công tác HSSV nhấn mạnh: Với trên 22 triệu HS, SV đang ngồi trên ghế nhà trường, Ngành GD đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin, GD truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Trong giai đoạn 2006-2010, toàn Ngành đã nỗ lực phấn đấu, phát huy những thuận lợi và khắc phục khó khăn, tạo nên những bước phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả về GD. Các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD" đã đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả cụ thể, có tác dụng thúc đẩy GD phát triển, đó là điều kiện tốt cho việc triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS trong toàn Ngành. Nhưng để đạt được những kết quả cao hơn nữa của kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS của ngành GD giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, ngoài nỗ lực, cố gắng của ngành GD cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, tham gia của Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH, các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt là sự hỗ trợ của các tổ chức UNESCO, UNICEF, UNAIDS và các tổ chức phi chính phủ...

Trung Toàn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.