Hợp tác với doanh nghiệp để các bên cùng thắng

GD&TĐ - Hợp tác nhà trường và doanh nghiệp (DN) cần được tiếp cận theo hướng các bên cùng thắng và người học được hưởng lợi. Đây là chia sẻ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong việc hợp tác đào tạo với DN.

Đào tạo công nghệ ô tô tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội.
Đào tạo công nghệ ô tô tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội.

Mong muốn sự “đồng cảm”

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng để DN bảo đảm phát triển sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Tiến Đông – Giám đốc Trung tâm đào tạo, Công ty TNHH SX&KD Vinfast cho biết: Chiến lược phát triển của Vinfast bao gồm 2 ngành đầu tiên là cơ khí công nghiệp và cơ điện tử, là các ngành chủ đạo trong sản xuất ô tô. Phát triển dịch vụ hậu mãi sau bán hàng của Vinfast có khoảng trên 120 điểm dịch vụ cho ô tô và dự kiến sẽ có khoảng trên 200 điểm cho xe máy điện…

Để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực, công ty đã thực hiện thỏa thuận hợp tác với các cơ sở đào tạo. Với mong muốn tìm kiếm được đối tác hiệu quả trong việc phát triển nguồn nhân lực.

DN mong muốn sự “đồng cảm” và sự vận hành giống như DN của cơ sở GDNN trong việc đào tạo những kỹ năng sản xuất thực tế cho học sinh, sinh viên, đây là những khó khăn, thách thức cần được hai bên tìm được tiếng nói chung. Trong đó, DN sẽ tham gia sâu vào quá trình đào tạo của nhà trường, cụ thể chương trình đào tạo sẽ được chia thành 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn đầu học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo cơ bản tại cơ sở đào tạo trong 15 tháng đầu, 15 tháng tiếp theo được đào tạo tại DN.

So với các chương trình đào tạo khác sinh viên chỉ về DN thực tập, kiến tập, chương trình hợp tác đào tạo của Vinfast với cơ sở GDNN chặt chẽ hơn. Sinh viên học toàn thời gian 8 giờ/ngày tại cơ sở đào tạo và thực hành tại xưởng sản xuất, điểm dịch của Vinfast.

Theo ông Đông, ngay khóa đầu tiên, hầu hết các quản đốc của Vinfast đều công nhận năng lực của các sinh viên trong chương trình đào tạo này rất tốt, bởi các em được tiếp cận với từng vị trí việc làm cụ thể.

Ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết: Hợp tác nhà trường và DN cần được tiếp cận theo hướng các bên cùng thắng, người học được hưởng lợi. Trên cơ sở đó, nhà trường đã ký kết hợp tác với nhiều DN, trong đó ký hợp tác với Công ty TNHH SX&KD Vinfast chương trình đào tạo song hành nghề công nghệ ô tô và cơ điện tử.

Chương trình hợp tác đào tạo đã thu hút được nhiều học sinh, sinh viên tham gia, bởi các em được tiếp cận ngay với thiết bị đào tạo hiện đại do chính DN cung cấp, quá trình học tập diễn ra tại nơi làm việc giúp cho các em nhanh chóng nắm bắt kỹ năng thực tế, qua đó, các em có đủ khả năng làm việc tại DN ngay từ lúc còn đang học. Đây cũng là cơ sở để nhà trường cam kết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. 

Đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo

Hợp tác GDNN với DN chính là khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng đáp ứng nhu cầu của DN. Ông Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN khẳng định: Đánh giá chất lượng, hiệu quả GDNN không thể thiếu được vai trò của DN. Chính DN là nơi đánh giá chính xác và hiệu quả nhất về chất lượng đào tạo.

Xác định gắn kết với DN là một trong 3 đột phá để đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN, Tổng cục GDNN đã tham mưu cho Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ một số chính sách, phối hợp, tìm kiếm, hỗ trợ, thúc đẩy sự kết nối hệ thống GDNN với các DN, tổ chức hiệp hội DN.

Năm 2020, hoạt động gắn kết GDNN với DN đã được triển khai với nhiều giải pháp. Trong đó, đã kiện toàn tổ công tác gắn kết GDNN với DN, khai thác những giải pháp gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động với sự tham gia của DN. Xây dựng kế hoạch gắn kết GDNN với thị trường lao động, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đầu ra, thành lập các hội đồng kỹ năng ngành có sự tham gia của DN, đào tạo cán bộ trong DN, trang bị kỹ năng dạy học cho người làm công tác dạy nghề…

Giai đoạn 2016 - 2020 đã thúc đẩy, Tổng cục GDNN đã ký kết các chương trình hợp tác với VCCI, các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, tổng công ty lớn như: Samsung, Denso, Vingroup, Trung Nguyên, FLC, Vietjet, Sun Group, BIM, BPO Mắt Bão… làm cơ sở cho các cơ sở GDNN thúc đẩy tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.