Hợp tác hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực chất lượng cao cho Tây Nguyên

GD&TĐ - Trong chuyến công tác tại Tây Nguyên, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) đã làm việc với một số đơn vị nhằm đẩy mạnh các chương trình hợp tác.

Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực làm việc tại Trường Đại học Tây Nguyên
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực làm việc tại Trường Đại học Tây Nguyên

Ngày 26/1, thông tin từ Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực cho biết đơn vị này đã có các buổi làm việc và chuẩn bị ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm xây dựng hệ sinh thái giới thiệu việc làm cho sinh viên; hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực chất lượng cao cho Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên, hai bên đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức hỗ trợ sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; cử học sinh, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài theo hình thức trao đổi ngắn hạn, thực tập sinh, vừa học vừa làm, rèn luyện kỹ năng.

Hai bên cũng đã trao đổi về việc hợp tác tổ chức các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng sống, kĩ năng số, giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ và công nghệ số 4.0 cho học sinh, sinh viên, giảng viên; cử chuyên gia, nhà khoa học và giảng viên có kinh nghiệm của nhà trường tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Tại buổi làm việc với Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, hai bên đã nhất trí sẽ kí kết hợp tác, tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh, tư vấn- giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp, hội chợ việc làm cho học sinh, sinh viên và trong các trường học; phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên; bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh, nhà giáo, cán bộ quản lý.

Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, hai bên đã thống nhất sẽ xúc tiến hợp tác trong một số lĩnh vực hoạt động như: Tổ chức hỗ trợ sinh viên trong thực tập, tìm việc làm thêm, giới thiệu việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp, đưa sinh viên, nhân lực trên địa bàn tỉnh tham gia các chương trình trao đổi ở nước ngoài theo hình thức rèn luyện kỹ năng (thực tập sinh).

Hai bên cũng thống nhất phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hội chợ việc làm cho học sinh, sinh viên hiệu quả hơn; kết nối giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng nhân lực; thực hiện các hợp đồng cung ứng chuyên gia, nhân lực trình độ cao cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk, hai bên đã trao đổi và cam kết sẽ cùng lựa chọn những nội dung cụ thể, thiết thực nhất để đưa vào nội dung kí kết thỏa thuận hợp tác và triển khai.

Ông Bùi Văn Linh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực cho biết: Việc lãnh đạo Trung tâm kết nối, gặp gỡ, thảo luận với các lãnh đạo các Sở ngành tỉnh Đắk Lắk đã giúp từng bước hình thành, đưa ra các mô hình để phát huy các thành tố trong hệ sinh thái ở địa phương; giải quyết mối quan hệ giữa các đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục, việc làm với các cơ sở đào tạo, các hiệp hội doanh nghiệp nơi sử dụng chính nguồn sinh viên tốt nghiệp.

Từ đó, giúp nguồn nhân lực tại chỗ được nâng cao hơn; có nhiều giải pháp để tổ chức khâu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ra trường hằng năm tốt hơn; kết nối giới thiệu nhằm điều chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại Đắk Lắk; kết nối các đơn vị công nghệ để hỗ trợ công tác giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, phân luồng, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên tốt hơn.

Hiện nay nhân lực lao động tại tỉnh Đắk Lắk chủ yếu do Trường Đại học Tây Nguyên đào tạo ra; các cơ quan, doanh nghiệp không tuyển được sinh viên giỏi từ TPHCM về làm việc; kết nối sinh viên và doanh nghiệp chưa được triển khai trên địa bàn tỉnh, vấn đề đào tạo lại hiện cũng còn rất hạn chế. Do đó, việc triển khai xây dựng để án về nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh là rất cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.
Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.