KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP QUẢNH BÌNH:

Hơn nửa thế kỷ xây dựng thương hiệu, trở thành cơ sở đào tạo nghề hàng đầu

GD&TĐ - Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ hoạt động lao động, sản xuất.

Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đào tạo hàng nghìn kỹ sư, lao động có tay nghề cao

Được đánh giá là cơ sở đào tạo nghề uy tín, có chất lượng tại Quảng Bình và khu vực miền Trung, Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình dần khẳng định vị thế trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình tiền thân là Trường Cơ giới Nông nghiệp Quảng Bình được thành lập vào năm 1967. Tháng 3 năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định sáp nhập Trường Trung cấp kinh tế Quảng Bình vào Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình. Năm 2022 trở thành mốc lịch sử đánh dấu chặng đường 55 hình thành, xây dựng và phát triển của nhà trường.

Th.S Đào Hoài Linh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình (thứ 3, bên phải) nhận hoa chúc mừng của học viên.
Th.S Đào Hoài Linh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình (thứ 3, bên phải) nhận hoa chúc mừng của học viên.

Trường hiện đào tạo ở 3 bậc học, gồm: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. Ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, quy mô mở rộng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học. Trong đó, trường chú trọng đào tạo 8 ngành nghề trọng điểm: công nghệ ô tô, du lịch, điện lạnh và điện công nghiệp, thú y, kế toán, vận hành thi công nền. Mỗi năm, Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình đào tạo khoảng 14-15.000 học viên.

Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình được Tổng cục GDNN cấp giấy chứng nhận hoạt động với 12 ngành trình độ cao đẳng, 27 ngành trình độ trung cấp và 26 nghề trình độ sơ cấp; trong đó có 1 ngành được công nhận ngành trọng điểm ASEAN và 7 ngành được công nhận là ngành trọng điểm quốc gia. Ngày 5/8/2022, trường vinh dự được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDNN theo quy định của Bộ LĐ-TB và XH.

Xác định rõ trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, vì vậy trong chương trình đào tạo của nhà trường luôn chú trọng thực hành nhằm tạo ra những lao động có tay nghề, phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, lao động phải có phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp.

Thạc sĩ Đào Hoài Linh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình trao bằng tốt nghiệp cho HSSV tốt nghiệp khóa 2019-2022.
Thạc sĩ Đào Hoài Linh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình trao bằng tốt nghiệp cho HSSV tốt nghiệp khóa 2019-2022.

Nhằm thực hiện yêu cầu đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo được coi là nhiệm vụ chính. Nhà trường đặt chỉ tiêu đối với giáo viên cần có các đề tài sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Trường luôn tạo điều kiện tối đa để giáo viên phát huy tính sáng tạo trong dạy học.

Học viên Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình nhận bằng tốt nghiệp.
Học viên Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình nhận bằng tốt nghiệp.

Hơn 5 thập kỷ qua, nhà trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên, người lao động có tay nghề kỹ thuật tham gia lao động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty, tập đoàn… trong và ngoài tỉnh, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà và khu vực miền Trung.

Tăng cường liên kết, đào tạo theo nhu cầu của DN

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều trường học, cơ sở đào tạo đều gặp khó khăn về tuyển sinh. Đối với Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình, riêng hệ sơ cấp vẫn duy trì số lượng học viên lớn, thì việc tuyển sinh bậc trung cấp và cao đẳng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Theo lãnh đạo nhà trường, nguyên nhân chính do mức thu nhập và việc làm sau khi ra trường chưa hấp dẫn. Hơn nữa, do nhận thức của xã hội và người dân với đào tạo nghề còn hạn chế. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo nghề giữa các cơ sở GDNN ngày càng lớn, đòi hỏi nhà trường phải không ngừng xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Mặt khác, hiện chưa có chính sách dành cho đội ngũ, nguồn lực đầu tư nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Đội ngũ giảng viên kỹ sư tham gia giảng dạy ở các lĩnh vực quan trọng: kỹ sư ô tô, kỹ sư điện nhưng mức lương còn thấp, chưa hấp dẫn.

Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình là cơ sở giáo dục nghề nghiệp uy tín tại địa phương.
Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình là cơ sở giáo dục nghề nghiệp uy tín tại địa phương.

Trước những thách thức kể trên, Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình với vai trò, vị thế là cơ sở giáo dục nghề nghiệp lớn nhất địa phương phải đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo học sinh, sinh viên của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao. Qua khảo sát những năm gần đây của nhà trường, 80% học viên sau khi ra trường đều có việc làm, có ngành đạt đến 90% sinh viên có việc làm.

Th.S Đào Hoài Linh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình cho biết, mục tiêu được nhà trường đặt ra trong thời gian tới là xây dựng trường trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, nghề và bậc học; phát triển quy mô, ngành nghề, trình độ đào tạo theo nhiều phương thức, linh hoạt, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng thực hành. Xây dựng chất lượng, uy tín một số ngành, nghề trọng điểm. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản trị của nhà trường; đổi mới cơ chế tự chủ tài chính. Mục tiêu hướng đến 2025 trở thành trường cao đẳng chất lượng cao.

Nhằm đạt được những mục tiêu nói trên, nhà trường vận dụng xu thế phát triển, nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực thị trường lao động, tiếp tục đa dạng hóa các ngành học, bậc học; không ngừng tăng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển nguồn nhân lực. Phát triển bền vững nhà trường trên cơ sở đảm bảo hài hòa ba mục tiêu cơ bản: “Quy mô - Chất lượng - Hiệu quả”; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại... phù hợp với xu thế hội nhập và cuộc cách mạng 4.0.

Đề tài nghiên cứu của giảng viên tham dự hội thi Thiết bị đào tạo tự làm.
Đề tài nghiên cứu của giảng viên tham dự hội thi Thiết bị đào tạo tự làm.

Theo Th.S Đào Hoài Linh, so với nhiều năm trước, quy mô đào tạo của trường ngày càng được mở rộng, trước đây mỗi năm đào tạo từ 4.000-5.000 học viên, nhưng hiện đã lên đến 15.000 học viên. Chất lượng đào tạo ngày càng tăng, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, mở rộng, đáp ứng nhu cầu của người học.

“Với xu thế phát triển hiện nay, nhà trường xem doanh nghiệp như là mái trường thứ 2, theo hướng hợp tác hai chiều vừa đáp ứng nhân lực đầu ra, vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Gắn kết chặt chẽ và thực chất hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp trên cơ sở cân bằng, hài hòa lợi ích; thường xuyên hợp tác, đồng hành với doanh nghiệp trên các lĩnh vực: tuyển sinh, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học... Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng thay đổi việc quản lý; xem người học là trung tâm, là khách hàng để hướng tới phục vụ”, thầy Linh nhấn mạnh.

Th.S Đào Hoài Linh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình cho hay, khi mới thành lập, đội ngũ giáo viên của nhà trường còn ít. Đến nay, nhà trường có khoảng 225 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ nhân lực của nhà trường ngày càng chất lượng, đạt trình độ cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Nhà trường có 16 bộ phận trực thuộc; trong đó có 7 phòng chức năng, 7 khoa, ban chuyên môn và 2 trung tâm dịch vụ.

Những năm gần đây, Trường vinh dự nhận được các danh hiệu cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1998 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2006; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2007; Cờ thi đua của UBND tỉnh Quảng Bình năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2006, 2010, 2014, 2017, 2020, 2021, 2022; Cờ thi đua của Bộ Giáo dục-Đào tạo năm 1997; 8 lần cờ thi đua của các ban, ngành; hơn 80 bằng khen của tỉnh, bộ và các ban, ngành; trên 200 giấy khen các loại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.