Hơn 15.000 sinh viên tham gia chương trình truyền hình thực tế về giáo dục tài chính

GD&TĐ - Chương trình truyền hình thực tế đầu tiên tại Việt Nam về giáo dục tài chính kết hợp giải trí dành cho sinh viên chính thức lên sóng VTV3 từ 29/9.

Thí sinh tham gia The Moneyverse.
Thí sinh tham gia The Moneyverse.

Mang tên “The Moneyverse - Vũ trụ đồng tiền”, Chương trình sẽ có sự tham gia của hơn 15.000 sinh viên thuộc 27 trường đại học trên toàn quốc. Thí sinh được thể hiện tài năng, sự tự tin và khả năng ứng biến linh hoạt trong các thử thách xoay quanh 5 hành tinh gồm: Kiếm tiền - Tiêu tiền - Tích lũy - Đầu tư - Bảo toàn.

Sau vòng loại cấp trường trực tiếp tại 27 điểm trường để tìm ra top 3 thí sinh xuất sắc nhất, các thí sinh bước vào vòng chung kết toàn quốc được ghi hình và phát sóng trên VTV, bao gồm 4 vòng thi Huấn luyện - Tứ kết - Bán kết - Chung kết.

Thông qua các vòng thi, chương trình sẽ loại thí sinh qua từng tập, 3 thí sinh cuối cùng xuất sắc nhất sẽ bước vào vòng chung kết để giành lấy cơ hội chinh phục 1 tỉ đồng cùng tương lai trở thành nhân sự của các định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

The Moneyverse 1.jpg
Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 15.000 sinh viên thuộc 27 trường đại học trên toàn quốc.

Không chỉ dừng lại ở một chương trình truyền hình, The Moneyverse - Vũ trụ đồng tiền còn là chuỗi chương trình về đầu tư, tài chính kết hợp giải trí và công nghệ, với 2 chuỗi hoạt động chính gồm:

Money Park – Công viên đồng tiền, nơi mang đến những cơ hội trải nghiệm, khám phá các trò chơi công nghệ và nhập vai giải đố;

Money Theater: Hội trường tại các trường đại học trở thành nhà hát của những talkshow, workshop, hài kịch, mở ra cơ hội tiếp cận các chuyên gia hàng đầu, truyền tải những kiến thức về tài chính, đầu tư một cách dễ hiểu, gần gũi nhất.

The Moneyverse 2.png
Ông Phạm Quốc Thắng, Phó Tổng Biên tập Thời báo VTV.

Ông Phạm Quốc Thắng, Phó Tổng Biên tập Thời báo VTV, bày tỏ kỳ vọng thông qua chương trình này, các sinh viên sẽ có thêm rất nhiều kiến thức quản lý đồng tiền của mình, biết đầu tư đúng chỗ, biết giữ gìn đồng tiền của mình và không rơi vào bẫy lừa đảo đầu tư tài chính.

Ban tổ chức chương trình cũng mong muốn sẽ truyền cảm hứng và đam mê đầu tư tài chính đến các bạn sinh viên, làm cho các dự án lớn phát triển, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Dưới góc nhìn các chuyên gia, trong những năm gần đây, nhu cầu giáo dục tài chính tại Việt Nam đã trở nên cấp thiết. Dù vậy, các chương trình giáo dục tài chính tại Việt Nam còn khá muộn so với tốc độ phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính.

Điều này đặt ra thách thức trong việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng của cộng đồng về quản lý tài chính cá nhân, trong đó có cả quản lý tài sản, đầu tư, kiểm soát rủi ro...

Hiện chỉ có khoảng 30% người Việt Nam trưởng thành có hiểu biết về tài chính, thấp hơn so với trung bình khu vực ASEAN là 38%. Giới trẻ, dù được tiếp xúc hằng ngày với internet, công nghệ, vẫn nằm trong nhóm bị lừa cao nhất trên không gian mạng.

Đây cũng là lực lượng bắt đầu tiếp cận nhiều với tiền (kiếm tiền, tiết kiệm, đầu tư). Song người trẻ, nhất là thế hệ Gen Z (12-27 tuổi) lại đang loay hoay với tiền, bị bủa vây bởi nạn tín dụng đen, tội phạm tài chính.

“The Moneyverse - Vũ trụ đồng tiền” gồm 16 tập phát sóng trên VTV3 với thời lượng 40 phút/tập, gồm: 9 tập vòng tứ kết dưới hình thức gameshow, 6 tập vòng bán kết dưới hình thức truyền hình thực tế và 1 tập chung kết.

Chương trình có sự đồng hành chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thuế, Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; cùng một số định chế tài chính hàng đầu Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Minh họa/INT

Viêm khớp cấp tính

GD&TĐ - Các nguyên nhân gây viêm khớp cấp tính thường gặp là do nhiễm virus, vi khuẩn, viêm tủy xương, ung thư xương...