Trả lời: Theo Khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư số: 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/1/2018 của Bộ GD&ĐT quy định, cơ sở GD thực hiện GD hòa nhập có nhiệm vụ phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật (NKT) học tập tại cơ sở GD. Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với NKT; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá hai NKT. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở GD căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm NKT trong một lớp học để đảm bảo cho những NKT có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.
Còn theo Khoản 1, 5 Điều 15 Thông tư trên thì quyền của NKT, ngoài các quyền của người học theo quy định, NKT học hòa nhập được hưởng các quyền sau đây: Được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định; Được học tập trong các cơ sở GD phù hợp với trình độ, năng lực; Được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động GD để phát triển khả năng cá nhân; Được cung cấp thông tin, cấp SGK, học phẩm, học bổng theo quy định.
Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số: 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT; Bộ LĐ-TB&XH; Bộ Tài chính “Quy định chính sách đối về GD đối với NKT” có nêu: NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, cháu bạn đã và đang theo học ở trường mầm non, không phải là đối tượng tuyển sinh để nhập học. Vì thế, hết năm học năm học này, nhà trường nhận xét cháu đủ điều kiện để lên lớp 1 thì bạn có thể cho cháu theo học tiếp. Trường hợp bạn muốn cháu học lại mẫu giáo, thì cần đề xuất nguyện vọng với nhà trường để được giải quyết thỏa đáng.
Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 29B, Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Email: bandocgdtd@gmail.com.