Hồi sinh virus khổng lồ 30.000 năm tuổi

Các nhà khoa học đang lên kế hoạch hồi sinh một loại virus khổng lồ, 30.000 năm tuổi, đã tuyệt chủng từ lâu và được phát hiện trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia (Nga). Đây có thể sẽ là lần thứ hai các nhà nghiên tái đánh thức một loại virus thời tiền sử.

Hồi sinh virus khổng lồ 30.000 năm tuổi

Được phát hiện bị vùi sâu 30 mét trong đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia, Mollivirus sibericum là virus thời tiền sử thứ 4 được tìm thấy trong thập niên qua. Khám phá làm dấy lên câu hỏi về việc liệu còn những virus nào khác có thể bị mắc kẹt trong lãnh nguyên băng giá hay không.

Theo các chuyên gia, virus được coi là khổng lồ khi có kích thước dài hơn 0,5 micron (trong đó 1 micron = 1/1.000mm) và do đó có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học, không giống các virus thông thường khác vốn sở hữu kích thước quá nhỏ bé. Mollivirus sibericum sở hữu chiều dài 0,6 micron, vừa đủ để xếp nó vào nhóm virus khổng lồ.

Trước khi cố gắng hồi sinh Mollivirus sibericum, nhóm nghiên cứu sẽ xác định xem liệu virus này có gây chết chóc cho các động vật và con người hay không. 

Tất cả các trường hợp virus tiền sử được xem xét trước đây rốt cuộc đều được xác định vô hại với động vật ngày nay, nên khả năng Mollivirus sibericum gây chết chóc dường như không cao.

"Một vài hạt virus vẫn còn khả năng lây lan, có thể đủ để làm sống dậy những virus gây bệnh tiềm tàng nếu tồn tại một vật chủ dễ tổn thương. 

Nếu không cẩn trọng và thương mại hóa những khu vực này mà không thực hiện các biện pháp an toàn, chúng ta sẽ tạo ra nguy cơ về một ngày nào đó làm thức tỉnh các virus tưởng như đã bị xóa bỏ, chẳng hạn như mầm bệnh đậu mùa" - Jean-Michel Claverie, một trong những người đứng đầu nghiên cứu, giải thích.

Mollivirus sibericum là virus tiền sử thứ hai mà nhóm của ông Claverie phát hiện được và mô tả năm 2013. Một năm sau đó, họ đã hồi sinh Pithovirus sibericum, virus cũng được tìm thấy ở cùng mẫu đất đóng băng vĩnh cửu, 30.000 năm tuổi ở Siberia. 

Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên không chỉ là việc họ khôi phục được khả năng lây nhiễm cho trùng amip của Pithovirus sibericum, mà còn là đặc tính phức tạp hơn về mặt di truyền của những virus này so với các virus nhỏ bé hơn thời hiện đại.

Virus Mollivirus sở hữu hơn 500 gen, còn Pithoviru có tới 2.500 gen, trong khi virus cúm A hiện nay chỉ có 8 gen.

Trong những điều kiện phòng thí nghiệm an toàn, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể làm sống dậy virus mới khám phá để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như phương thức tiến hóa của chúng. 

Và nếu loại virus này có thể dễ dàng được hồi sinh như trước đây, theo nhóm nghiên cứu, "điều đó rất đáng quan tâm trong bối cảnh ấm nóng lên toàn cầu".

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ