Hồi sinh pháo tự hành nổi cỡ nòng 152mm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Dựa trên kinh nghiệm sử dụng pháo trong chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga đã bắt đầu phát triển pháo tự hành nổi cỡ nòng 152 mm.

Pháo tự hành 2S3 của Nga.
Pháo tự hành 2S3 của Nga.

Quan chức Roman Khromov của công ty Kurganmashzavod (thuộc tập đoàn Rostec) đưa ra thông tin trên.

Vào những năm 1980, Liên Xô đã tạo ra nguyên mẫu pháo tự hành cỡ nòng 152 mm trên khung gầm của BMP-3 được gọi là Pat-S.

"Ý tưởng đằng sau Pat-S là cỡ nòng lớn và trọng lượng nhẹ. Nếu nhìn vào cách các hoạt động chiến đấu đang được tiến hành trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt hiện nay và cách thiết bị được di chuyển trong các hoạt động chiến đấu này, sẽ thấy một phương tiện hạng nhẹ với pháo cỡ nòng 152 mm là rất cần thiết.

Tuy nhiên, vì phương tiện này được phát triển ở Liên Xô và theo những yêu cầu nhất định của khách hàng nên giờ đây nó cần phải được cập nhật, đặc biệt là về hệ thống điều khiển hỏa lực" – ông Khromov giải thích.

Ông nói rằng trên thực tế, công việc chuẩn bị cho Pat-S hiện đang được tiến hành.

Ông Khromov nói thêm rằng đặc thù của việc sử dụng pháo tự hành trong vùng chiến sự hiện nay là bắn từ các vị trí tầm xa, sau đó là thay đổi vị trí nhanh chóng để tránh bị bắn trả.

Theo ông, mẫu Pat-S không được đưa vào sản xuất do Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) đã được ký kết.

Theo các nguồn tin mở, pháo này không được sản xuất hàng loạt và chỉ có một nguyên mẫu được chế tạo. Pat-S là pháo tự hành cỡ nòng lớn đầu tiên trên thế giới có khả năng tự vượt qua chướng ngại vật dưới nước.

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika đang được sử dụng cũng nổi nhưng có cỡ nòng trung bình là 122 mm.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.