Hội nhập và tự chủ thành công: Cần sự chủ động của các trường

GD&TĐ - Đó là ý kiến mà nhiều đại biểu đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và thực hiện phương hướng nhiệm vụ nămhọc 2017-2018 các cơ sở giáo dục ĐH, các trường sư phạm sáng nay.

Sinh viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM
Sinh viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM

Các trường ĐH cần phải gắn với thị trường

Đánh giá về thành tựu đổi mới của năm học 2016-2017, cũng như mục tiêu trong năm học tới PGS.TS Nguyễn Đức Hòa- Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Lạt tán đồng nhiều vấn đề. Trong đó, việc đẩy mạnh cơ chế tự chủ tại các trường ĐH-CĐ hướng đến hội nhập quốc tế là điều ông tâm đắc nhất.

Ông cho rằng, tự chủ chính là “chìa khóa” để các trường thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, theo ông vấn đề quan trọng tự chủ chỉ là một trong 4 thành tố quan trọng để chúng ta hướng đến vấn đề quản trị đại học. Thay đổi phương thức Quản trị đại học mới là nền tảng cốt lõi của sự đổi mới.

PGS.TS Nguyễn Đức Hòa- Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Lạt
 PGS.TS Nguyễn Đức Hòa- Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Lạt
 “Chúng ta cần nhìn phải nhìn bức tranh đổi mới từ trên xuống dưới, nhìn một cách thấu đáo về quản trị đại học.... Quản trị dạy đại học là việc đưa các trường ĐH vào cơ chế thị trường. Trên thế giới người ta đã làm rõ điều này, đó là đưa nhà trường vào cơ chế thị trường dưới 2 nguyên tắc: Tự chủ và KĐCL.

Vì thế, bài toán về việc đẩy mạnh tự chủ tài chính cho các trường cần phải có được những hội thảo để sâu sát, để khhi chúng ta thực hiện không bị trượt đi quỹ đạo của cơ chế thị trường. Điều mà các nước trên thế giới đã thực hiện thành công, khi đưa nhiều trường ĐH của họ đến một tầm cao mới”- PGS.TS Hòa nói.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- Luật (ĐHQG TPHCM) cho rằng: Với những bước đổi mới đậm nét của hệ thống GDĐH trong năm vừa qua, với sự chuyển động mạnh mẽ của nền kinh tế khi chúng ta bước vào hội nhập, thì nhiệm vụ của các trường trong công tác đào tạo gắn với NCKH, gắn với nền kinh tế thị trường sẽ ngày càng đậm nét hơn.

Theo ông, thực tế cũng cho thấy, sau khi Nghị quyết 29 của TW đi vào cuộc sống những thành tựu của quá trình triển khai, kết quả đạt được của công tác đổi mới đã hiện hữu, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã được thị trường chấp nhận.  

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng-Hiệu trưởng Trường ĐH kinh tế- Luật
 PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng-Hiệu trưởng Trường ĐH kinh tế- Luật

“ Bản thân trường ĐH Kinh tế- Luật cũng vậy, chúng tôi vẫn phải thay đổi chiến lược phát triển (dù đã được Ban lãnh đạo ĐHQG TPHCM phê duyệt ) để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với việc nâng cao tính tự chủ tại các trường hiện nay.

Tự chủ triệt để một cách có định hướng không chỉ giúp các trường gắn kết được nguồn lực của xã hội(XHHGD) với năng lực đào tạo của từng trường. Quan trọng hơn, thông qua đó, hai thành tố này gắn kết với nhau tạo lên “lực đẩy” cho chất lượng đào tạo, tiến trình hội nhập của các trường”- PGS.TS Dũng chia sẻ. 

Hội nhập quốc tế - người thầy giữ vai trò trung tâm

Về vấn đề Hội nhập quốc tế, PGS.TS  Nguyễn Đức Hòa  cho rằng để hội nhập và quốc tế hóa trước hết phải xuất phát từ người thầy.

Người thầy trong môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế cần phải thỏa mãn 3 tiêu chí. Một là chuyên môn- đã là hội nhập anh phải có bài báo quốc tế. Hai là phương pháp giảng dạy hiện đại- được các tổ chức, hiệp hội giáo dục danh tiếng nước ngoài chứng nhận. Cuối cùng là khả năng và trình độ ngoại ngữ.

 Đây là vấn đề PGS.TS Hòa cho rằng cần phải được các trường hết sức quan tâm. Bởi theo ông,  lâu nay ách tắc trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chính là việc chúng ta chưa quyết liệt trong việc đổi mới phương pháp.

Theo ông, chính phương pháp dạy học cũ, thiếu tính linh hoạt và sự sáng tạo mà người thầy giáo đã “đánh cắp” rất nhiều kỹ năng của người học.

Do đó, sự đổi mới quyết liệt trong công tác KĐCL năm học vừa qua, cũng như nhiệm vụ chính của năm học tới là điều hết sức đúng đắn. Bộ KĐCL mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra nó đã tiệm cận với chuẩn kiểm định AUN mà các trường đang hướng đến. Điều đó đồng nghĩa với việc khi anh tiệm cận và đạt chuẩn KĐCL ấy, anh đã “vươn mình” ra khỏi lãnh thổ để tiến đến hội nhập với thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ