Hội nhập cùng ASEAN

GD&TĐ - Việt Nam đã và đang có những thay đổi rõ nét trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng ASEAN...

Ảnh minh họa Internet.
Ảnh minh họa Internet.

Trong bối cảnh hội nhập với các nước ASEAN trên mọi lĩnh vực, Việt Nam đã và đang có những thay đổi rõ nét trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng ASEAN, bao gồm lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Ngày 30/3/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 436/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020 - 2025. Quyết định trên có đề cập nhiệm vụ xây dựng báo cáo tham chiếu khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF) với Khung tham chiếu trình độ của các nước ASEAN (AQRF) đối với các trình độ của giáo dục đại học.

Báo cáo tham chiếu VQF và AQRF được Ban Thư ký ASEAN khởi xướng từ hơn 10 năm nay và Ủy ban Tham chiếu AQRF được thành lập với sự tham gia của đại diện các nước ASEAN. 4 quốc gia đã hoàn thành báo cáo tham chiếu là Malaysia, Philippine, Thái Lan và Indonesia.

Việt Nam đã tham gia Ủy ban Tham chiếu AQRF. Mục tiêu chính của quá trình tham chiếu không chỉ là phát triển mối liên kết giữa các trình độ, mô tả trình độ, hoặc kết quả học tập ở mỗi bậc trình độ của Khung trình độ quốc gia (NQF) và AQRF, mà còn là quá trình cải tiến NQF và học hỏi kinh nghiệm cho các bên liên quan. Từ đó, sẵn sàng cho việc điều chỉnh chính sách, công nhận lẫn nhau và tiến tới dịch chuyển lao động đối với các quốc gia trong khu vực.

Có thể nói, kết quả xây dựng báo cáo tham chiếu không chỉ nhằm đạt được các mục tiêu của ASEAN, mà còn là cơ sở quan trọng để Việt Nam xem xét, điều chỉnh chính sách để phát triển nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trong khu vực ASEAN.

Còn nhớ, Việt Nam đã xây dựng Khung trình độ quốc gia Việt Nam từ năm 2016, bao gồm hai tiểu khung về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, với 8 cấp độ chuẩn đầu ra theo từng trình độ. Điều này tạo ra mối liên kết giữa các trình độ của giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học, nhằm tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng ở Việt Nam.

Năm 2018, sau khi sửa đổi Luật Giáo dục đại học 2012, Việt Nam đã hình thành khung pháp lý thực hiện Khung trình độ quốc gia đối với các trình độ của giáo dục đại học. Tiếp đó, Bộ GD&ĐT xây dựng Kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam; trong đó có xây dựng báo cáo tham chiếu đối với các trình độ của giáo dục đại học theo yêu cầu của Ủy ban tham chiếu AQRF. Báo cáo phải đạt 11 tiêu chí với các nội dung liên quan đến giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Năm 2021, Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng tư vấn xây dựng và thẩm định báo cáo tham chiếu VQF với AQRF và Kế hoạch triển khai xây dựng báo cáo tham chiếu VQF với AQRF đối với các trình độ của giáo dục đại học giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2022, Việt Nam tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của Ủy ban tham chiếu ASEAN và góp ý trực tiếp từ các chuyên gia quốc tế nhằm từng bước hoàn thiện dự thảo báo cáo tham chiếu VQF với AQRF đối với 6 tiêu chí đầu và triển khai xây dựng các tiêu chí còn lại của báo cáo.

Theo đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), kết quả, dự thảo báo cáo tham chiếu VQF với AQRF nhận được đánh giá cao của Ủy ban tham chiếu ASEAN và chuyên gia quốc tế. Dự thảo báo cáo đang được nhóm chuyên gia của Hội đồng tư vấn khẩn trương hoàn thiện và sẽ đệ trình Ủy ban tham chiếu AQRF vào tháng 2/2023.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi trò chuyện với Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái). Ảnh: Minh Thu

Làm đẹp thêm hình ảnh người thầy

GD&TĐ - Bão số 3 và hoàn lưu bão đã qua nhưng hậu quả vẫn hiện diện ở nhiều địa phương, trong mỗi trường học và tâm trí của thầy trò. 

Binh sĩ Nga triển khai UAV.

Trang bị 1.400.000 UAV trong năm 2024

GD&TĐ - Nga đã cung cấp 140.000 máy bay không người lái (UAV) cho quân đội năm 2023 và có kế hoạch tăng số lượng lên gấp 10 lần trong năm 2024.

Hơn 42 nghìn ứng viên trúng tuyển nhưng bỏ nhập học tại Anh.

Hơn 42 nghìn người bỏ nhập học tại Anh

GD&TĐ - Theo dữ liệu của Dịch vụ Tuyển sinh đại học và cao đẳng Anh (UCAS), hơn 42 nghìn ứng viên đỗ đại học nhưng bỏ nhập học trong kì tuyển sinh năm nay.