Học viện Phụ nữ Việt Nam kỷ niệm 10 năm thành lập và khai giảng năm học mới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 6/10, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam và khai giảng năm học 2022 – 2023. 

Văn nghệ chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam và khai giảng năm học 2022 – 2023.
Văn nghệ chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam và khai giảng năm học 2022 – 2023.

Ngày 18/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam trên cơ sở Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương. Đây là kết quả của sự chuẩn bị 10 năm kể từ khi chủ trương thành lập Học viện được chính thức đưa vào Nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (năm 2002).

PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam – cho hay: Khi mới thành lập, Học viện chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng với quy mô từ 1.000 - 1.500 lượt học viên mỗi năm, tập trung chính là cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp. Sau 10 năm, quy mô đã tăng hơn 3.000 lượt/năm, với 8 chương trình bồi dưỡng, đối tượng được mở rộng hơn.

Đến 2022, Học viện có là 11 ngành đào tạo cử nhân, 2 ngành đào tạo thạc sĩ, 1 ngành chất lượng cao và liên kết. Tỉ lệ sinh viên đại học chính quy tốt nghiệp có việc làm theo khảo sát trung bình 92,4%.

Đối với nghiên cứu khoa học, PGS.TS Trần Quang Tiến cho hay, từ số lượng khiêm tốn 1-2 đề tài, dưới 5 bài khoa học công bố trong nước; sau 10 năm Học viện đã thực hiện 115 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Trong đó, có 3 đề tài cấp nhà nước/quốc gia.

PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đánh trống khai giảng năm học mới.

PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đánh trống khai giảng năm học mới.

Sinh viên thực hiện 72 đề tài; tổ chức 170 hội thảo, hội nghị, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề khoa học; có 701 công bố trong nước và quốc tế; trong đó có 25 bài ISI, SCOPUS, 14 bài đăng tạp chí quốc tế và 5 chương sách xuất bản tại nước ngoài.

Để đáp ứng sự thay đổi trong bồi dưỡng, đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy phát triển từ 12 lên 18 đơn vị, từ 83 công chức, viên chức, người lao động, không có phó giáo sư, chỉ có 5 tiến sĩ, 33 thạc sĩ, đến 2022 có gần 180 viên chức, người lao động với 5 phó giáo sư, 30 tiến sĩ và 109 thạc sĩ.

Cơ sở vật chất tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khang trang hiện đại và đang đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại Gia Lâm (Hà Nội). Hiện nay, Học viện đã thiết lập quan hệ với 32 đối tác là các cơ sở giáo dục, nghiên cứu, các tổ chức nước ngoài và quốc tế tại Việt Nam. Học viện cũng xây dựng được mạng lưới gần 90 tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác thường xuyên với Học viện.

Trang thiết bị phục vụ hoạt động ngày càng được đầu tư có chiều sâu, chất lượng bằng hệ thống phòng LAB trên 300 máy tính cấu hình cao, phòng học, phòng thực hành và thư viện, phòng studio. Hạ tầng công nghệ thông tin được trang bị theo xu hướng chuyển đổi số, phủ sóng wifi 100% giảng đường, phòng họp, hội trường.

Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.

10 năm qua, ngoài các giáo trình, tài liệu tham khảo, sử dụng của các trường đại học phù hợp với ngành đào tạo, Học viện đã nỗ lực biên soạn, thẩm định theo quy định và ban hành 43 đầu tài liệu riêng, bao gồm 10 giáo trình, 27 tập bài giảng, 6 sách chuyên khảo.

Nhập dịp này, Học viện Phụ nữ Việt Nam khai tổ chức khai giảng năm học 2022 - 2023, chào đón hơn 1.500 tân sinh viên của 11 ngành đào tạo.

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục; vận hành hệ thống quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba; 4 Cờ thi đua của Chính phủ; 4 Cờ thi đua của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 6 Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 2 Bằng khen của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 1 Bằng khen của Hiệp hội các trường đại học và danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 7 năm liền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.