Học trực tuyến tại “tâm dịch” Điện Biên

GD&TĐ - Huyện Điện Biên hiện là “tâm dịch” của tỉnh Điện Biên, với hơn 100 ca F0 chỉ sau 10 ngày bùng phát. Chủ động "nhập cuộc", hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học địa phương đã ổn định dạy học trực tuyến.

Hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học tại Điện Biên đã ổn định công tác dạy và học trực tuyến.
Hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học tại Điện Biên đã ổn định công tác dạy và học trực tuyến.

Yên tâm “nhập cuộc”

Trường THPT huyện Điện Biên được trưng tập làm khu cách ly trong đợt dịch này. Cô Phan Lệ Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Từ ngày 5/11, trường cho toàn bộ học sinh (gần 1.000 em) chuyển trạng thái sang học trực tuyến.

Theo cô Thanh, do có sự chủ động của ngành cũng như đơn vị từ trước nên việc triển khai học trực tuyến có nhiều thuận lợi. Mặc dù khung chương trình học hiện đang theo đúng tiến độ, không “chạy” trước, song cả giáo viên và học sinh không bị áp lực về lượng kiến thức.

Từ trung tuần tháng 10, giáo viên bậc trung học đã được tập huấn phương pháp tổ chức dạy trực tuyến. Ảnh: NTCC.
Từ trung tuần tháng 10, giáo viên bậc trung học đã được tập huấn phương pháp tổ chức dạy trực tuyến. Ảnh: NTCC.

“Hiện, những kiến thức căn bản mang tính lý thuyết sẽ được ưu tiên dạy trước. Còn lại các tiết tự chọn, ôn tập sẽ được đẩy lùi về sau. Khi học sinh quay trở lại trường được thì sẽ tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức cho các em. Do được trưng tập làm khu cách ly, nên chúng tôi xác định việc dạy học trực tuyến sẽ là phương án lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều. Chính vì vậy trường sẽ cân đối nội dung chương trình cho hợp lý” – cô Thanh cho hay.

Hiện mỗi buổi học trực tuyến tại khu cách ly được xây dựng 4 tiết, mỗi tiết 45 phút. Sau 15 phút đầu điểm danh, ổn định tổ chức, giáo viên và học sinh sẽ dành toàn bộ thời lượng 30 phút chính để truyền thụ kiến thức và trao đổi. Giáo viên sẽ chủ động triển khai tiết học, dựa trên thời khóa biểu chung được xây dựng từ trước.

Tại khu cách ly, giáo viên và học sinh được tạo mọi điều kiện để tập trung dạy và học trực tuyến. Ảnh NTCC.
Tại khu cách ly, giáo viên và học sinh được tạo mọi điều kiện để tập trung dạy và học trực tuyến. Ảnh NTCC.

Nằm ở “tâm dịch”, hiện xã Pom Lót đang triển khai cho phần lớn học sinh học trực tuyến. Bà Nguyễn Thị Vui có con là Nguyễn Bảo Anh, lớp 2A2, Trường Tiểu học Pom Lót cho biết, con bà bắt đầu tham gia học trực tuyến từ tối 8/11. Theo bà Vui, do ở nông thôn, phụ huynh bận đi làm ban ngày nên cô giáo đã thống nhất cho các cháu học buổi tối.

“Tôi thấy cách bố trí như vậy của cô giáo là hợp lý. Vừa là để các cháu có đầy đủ thiết bị học tập, mà phụ huynh cũng có thể tham gia giám sát, quản lý việc học của con em mình. Khoảng 2 ngày đầu tôi thấy con chưa quen, thì cô giáo thực hiện song song đến nhà giao bài và hướng dẫn. Giờ các cháu học ổn định rồi nên tôi cũng thấy yên tâm” – bà Vui chia sẻ.

Vướng đâu “gỡ” đó

Trong quá trình triển khai, mỗi vướng mắc sẽ được điều chỉnh kịp thời phụ thuộc vào tình hình thực tế. Ảnh: NTCC.
Trong quá trình triển khai, mỗi vướng mắc sẽ được điều chỉnh kịp thời phụ thuộc vào tình hình thực tế. Ảnh: NTCC.

Tại Trường Phổ thông bán trú THCS xã Núa Ngam, từ ngày 2/11, hơn 400 học sinh nhà trường nghỉ học để phòng dịch. Do là địa bàn khó khăn, nên hiện chỉ có 51,1% học sinh tham gia học trực tuyến, số còn lại thực hiện giao bài.

Thầy Phạm Trung Thành, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ: “Nhờ đã xây dựng kịch bản ứng phó từ đầu năm học và được ngành tập huấn về dạy học trực tuyến, nên khi dịch xảy ra trên địa bàn trường không bị động. Ban đầu triển khai có chút vướng mắc liên quan đến đường truyền và ổn định lớp học. Chúng tôi phối hợp với các bên khắc phục dần. Hiện đã đi vào ổn định”.

Trường THPT Thanh Chăn, bắt đầu triển khai học trực tuyến ngày 9/11 (chỉ sau 1 ngày địa phương quyết định cho học sinh toàn huyện dừng đến trường). Tuy nhiên, theo cô giáo Lê Thị Thúy, cả giáo viên và học sinh đều không bị động do đã có sự chuẩn bị về cả kịch bản và tinh thần từ trước.

“Gọi là có 1 ngày chuẩn bị, song trường đã có kế hoạch dự phòng sẵn rồi nên chúng tôi không bị cập rập. Trong quá trình tổ chức, vướng đến đâu tôi sẽ cùng các em điều chỉnh đến đấy, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu kiến thức và thực tế tình hình. Đơn cử như tôi tham khảo tiết học trực tuyến ở một số nơi, việc sử dụng tai nghe có gắn míc trong quá trình dạy và học sẽ giúp cả cô và trò nghe rõ hơn nội dung trao đổi, nên tôi đã áp dụng” – cô Thúy bộc bạch.

Giáo viên là người chủ động trong tổ chức và quản lý các tiết học. Ảnh NTCC.
Giáo viên là người chủ động trong tổ chức và quản lý các tiết học. Ảnh NTCC.

Còn tại Trường THPT huyện Điện Biên, theo cô hiệu trưởng Phan Lệ Thanh, những ngày đầu triển khai gặp một số vướng mắc liên quan đến đường truyền. Đặc biệt là đối với số học sinh và giáo viên thuộc diện F1, đang phải cách ly tập trung.

“Chúng tôi có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 100 học sinh ở khu cách ly vẫn đang triển khai dạy học trực tuyến. Khoảng 1, 2 ngày đầu mạng yếu, thường xuyên bị gián đoạn. Khi nghe giáo viên và học sinh phản ánh, chúng tôi đã liên hệ với nhà cung cấp mạng trên địa bàn. Ngay lập tức nhận chúng tôi nhận được sự phối hợp từ các đơn vị, bố trí lắp đặt thêm điểm phát wifi để hỗ trợ các em học ổn định” – cô Thanh nói.

Từ ngày 7 – 16, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho hơn 2.800 giáo viên cấp THCS và trên 1.600 giáo viên THPT, về tăng cường năng lực tổ chức dạy học trực tuyến. Nội dung bao gồm kiến thức tổng quan về dạy học trực tuyến; cách thức tổ chức đảm bảo hiệu quả, chất lượng; các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; hướng dẫn và trao đổi việc ứng dụng phần mềm dạy học trực tuyến đã được ngành cấp. Sau khóa tập huấn, mỗi giáo viên thực hành xây dựng 1 kế hoạch bài dạy trực tuyến và học liệu tương ứng để tổ chức dạy học trực tuyến cho 1 tiết học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.