Học sinh tiểu học chế tạo gậy chỉ đường cho người khiếm thị

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đó là thành quả của em Trần Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học, THCS và THPT Iris Thái Nguyên sau 2 buổi học lập trình với robot.

Em Trần Bảo Ngọc, người chế tạo ra sản phẩm mang tên “Chú ý từng bước đi”
Em Trần Bảo Ngọc, người chế tạo ra sản phẩm mang tên “Chú ý từng bước đi”

Khơi gợi ý tưởng sáng tạo lớn từ những bài học lập trình đơn giản

Năm học 2022-2023, học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 của trường Tiểu học, THCS và THPT Iris Thái Nguyên đã được học lập trình với robot. Qua đó, chỉ sau 1-2 buổi học và thực hành, học sinh có thể chế tạo ra thiết bị cảnh báo động đất, nhà vệ sinh thông minh, hệ thống tưới cây tự động, thùng rác thông minh có khả năng tự động đóng, mở nắp hay gậy chỉ đường cho người khiếm thị…

Em Trần Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A1 là một trong những học sinh đang học tại lớp này. Việc học lập trình với robot giúp Bảo Ngọc chế tạo ra một sản phẩm mang tên là “Chú ý từng bước đi”. Bảo Ngọc giải thích: “Khi con robot đi mà gặp chướng ngại vật thì nó sẽ dừng lại khoảng 3000 mili giây để tránh chướng ngại vật rồi sau đó mới đi tiếp. Việc này giúp con có thể ứng dụng để sản xuất ra gậy chỉ đường dành riêng cho những người khiếm thị, giúp họ tránh những nguy hiểm trong quá trình di chuyển”.

Còn đối với em Nguyễn Ngọc Toàn, học sinh lớp 3A2 thì mặc dù vừa mới làm quen với lập trình nhưng em có thể làm đèn nhấp nháy cho các góc cạnh của hình vuông hay điều khiển hình vuông xoay chuyển theo hình tròn bằng các màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, thông qua thiết bị cảm ứng rung lắc, Ngọc Toàn có thể chế tạo ra đèn pin thay đổi màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…) khi môi trường có sự rung chuyển. Từ đó có thể ứng dụng để nghiên cứu chế tạo các thiết bị cảnh báo động đất. “Con thường khoe với bố mẹ về những sản phẩm mình làm được và bố mẹ con cảm thấy rất tự hào. Sau này lớn lên con mong muốn sẽ trở thành một lập trình viên” - Ngọc Toàn cho biết.

Em Nguyễn Ngọc Toàn thực hành điều khiển Robot với cảm biến khoảng cách

Em Nguyễn Ngọc Toàn thực hành điều khiển Robot với cảm biến khoảng cách

Những thành quả ấn tượng này của học sinh trường Tiểu học, THCS và THPT Iris Thái Nguyên bắt nguồn từ việc đưa nội dung giảng dạy lập trình với robot cho học sinh Tiểu học vào đề cương năm học. Đây là đề xuất của cô giáo Đoàn Thị Ngọc Thảo - giáo viên môn Tin học của trường và đã được bảo vệ thành công, được ban giám hiệu đánh giá cao.

Được biết trước đó, do ngân sách triển khai cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của nhà trường chưa đủ đáp ứng nhu cầu, điều kiện học tập và thực hành tốt nhất cho học sinh. Tuy nhiên với mong muốn mạnh mẽ thay đổi phương pháp học tập để học sinh tiếp cận công nghệ thông qua thực hành, thực tiễn, cô giáo Ngọc Thảo đã trực tiếp xin hỗ trợ thiết bị từ các đơn vị sản xuất các thiết bị công nghệ để học sinh có đầy đủ điều kiện học tập như hiện nay.

Cô giáo Ngọc Thảo cho biết: “Tôi muốn thúc đẩy và truyền cảm hứng cho tất cả học sinh tham gia vào thế giới công nghệ đầy thú vị. Vì vậy trong năm học 2022 - 2023 tôi đã mạnh dạn cho học sinh Tiểu học tiếp cận khoa học máy tính qua máy tính mini Yolo:bit, Robot để việc học trở nên trực quan, dễ dàng và thú vị, từ đó giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và đam mê công nghệ”.

Cho con học lập trình để mở lối tương lai cho con trẻ

Cô giáo Đoàn Thị Ngọc Thảo nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở; giải xuất sắc trong chương trình bảo vệ đề cương môn tin học năm 2021 - 2022.

Cô giáo Đoàn Thị Ngọc Thảo nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở; giải xuất sắc trong chương trình bảo vệ đề cương môn tin học năm 2021 - 2022.

Hơn 13 năm giảng dạy môn Tin học, cô giáo Ngọc Thảo nhìn thấy tầm quan trọng của Tin học nói riêng và CNTT nói chung đối với sự phát triển của toàn xã hội. Đây cũng là một ngành có lượng lớn thí sinh đăng ký dự thi vào những kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm. Đặc biệt nhân sự trong ngành có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương cao và ổn định, dao động khoảng 8,4 - 27,4 triệu đồng/tháng.

Dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưng thách thức lớn nhất đối với ngành CNTT hiện nay chính là vấn đề nhân lực. Theo đánh giá của các tập đoàn công nghệ lớn, nhu cầu nhân lực trong ngành này sẽ còn bùng nổ trong ít nhất 15 năm tới. Vì vậy cô giáo Ngọc Thảo xác định là giai đoạn vàng, là cơ hội tốt để học sinh tiếp cận, tìm hiểu sớm đối với một ngành nhiều triển vọng như CNTT.

Ngoài ra, theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thì đến cấp trung học phổ thông, Tin học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Vì vậy nên việc học sinh được tìm hiểu và tiếp cận với CNTT từ sớm sẽ giúp các em sớm hiểu và định hướng được việc học cũng như nghề nghiệp cho tương lai của mình.

Do vậy, dù là nội dung mới nhưng cô giáo Ngọc Thảo đã nỗ lực đưa vào giảng dạy và chứng minh được hiệu quả của việc dạy lập trình với robot cho học sinh Tiểu học. Ý tưởng này được cô giáo Ngọc Thảo lấy cảm ứng từ khóa học lập trình trực tuyến cho trẻ từ 8-13 tuổi của ICANTECH (một thương hiệu của Galaxy Education).

Ngoài ra, với mong muốn giúp đỡ nhiều học sinh hơn nữa được tiếp cập với việc học lập trình từ sớm, cô giáo Ngọc Thảo đã đăng ký trở thành thành viên của Trung tâm Phát triển Hệ thống Phân phối (ADC) của HOCMAI (cũng là một thương hiệu của Galaxy Education) nhằm đưa khóa học lập trình trực tuyến ICANTECH đến với phụ huynh và học sinh.

Với mỗi khóa học được giới thiệu thành công, các thành viên của ADC còn được hưởng mức hoa hồng từ 30-46%. Điều này giúp cô giáo Ngọc Thảo có thêm chi phí để tiếp tục nghiên cứu và mua sắm thêm cơ sở vật chất để học sinh có điều kiện tốt nhất khi học tập và thực hành lập trình.

Để trở thành thành viên của Trung tâm Phát triển Hệ thống Phân phối (ADC), các thầy cô giáo trên cả nước có thể tham khảo thông tin và đăng ký: TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.