Học sinh hào hứng với giờ học môn Khoa học tự nhiên

GD&TĐ - Áp dụng phương pháp WebQuest trong dạy học các môn Khoa học tự nhiên, cô Vũ Thị Dung khơi gợi sự hào hứng, tích cực cho học sinh.

Cô Vũ Thị Dung áp dụng phương pháp WebQuest trong dạy học các môn Khoa học tự nhiên.
Cô Vũ Thị Dung áp dụng phương pháp WebQuest trong dạy học các môn Khoa học tự nhiên.

Thực hiện, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hải Phòng, Phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng, chiều 12/11, Trường THCS Quán Toan thực hiện chuyên đề Áp dụng phương pháp dạy học Webquest trong dạy môn Khoa học tự nhiên năm học 2024 – 2025. Chuyên đề nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy của đội ngũ giáo viên môn Khoa học tự nhiên cấp THCS.

Dự chuyên đề có ông Phạm Quốc Hiệu- Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cùng lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục Trung học thuộc Sở; Bà Lê Thị Vân- Phó chủ tịch Thường trực UBND quận Hồng Bàng cùng lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc quận.

12-11-cd3.jpg
Đại biểu tham dự chuyên đề.

Trong chuyên đề, cô giáo Vũ Thị Dung, giáo viên tổ Khoa học tự nhiên, Trường THCS Quán Toan lên lớp tiết dạy minh họa Bài 7: “Tốc độ phản ứng và chất xúc tác”, bộ sách Cánh diều Khoa học tự nhiên lớp 8. Trong tiết học, cô giáo ứng dụng phương pháp dạy học WebQuest mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Cụ thể, giáo viên đã xây dựng kế hoạch bài dạy và sử dụng Padlet để tạo trang Web phục vụ cho bài học. Việc chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh được thực hiện ngay trên trang web đó giúp giáo viên không mất nhiều thời gian, học sinh không phải ghi chép nhiệm vụ về nhà. Khi thực hiện nhiệm vụ học sinh không phải sử dụng hệ thống bảng phụ và các phương tiện cồng kềnh khác.

Hoạt động học tập của học sinh được thực hiện trên trang Web giúp cho các em phát huy được các năng lực tư duy phản biện, năng lực hợp tác, khả năng đánh giá, sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề. Học sinh tích cực, chủ động, say mê tìm kiếm kiến thức.

Phương pháp dạy học này không chỉ làm cho bài học trở nên sinh động, sáng tạo mà còn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, hướng đến một môi trường học tập hiện đại và hiệu quả.

12-11-cd1.jpg
Lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND quận Hồng Bàng tặng hoa nhà trường và giáo viên thực hiện chuyên đề.

Phát biểu tại chuyên đề, cô Nguyễn Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Quán Toan chia sẻ, trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin thì phương pháp dạy học truyền thống cũng đã có những thay đổi nhất định. Minh chứng là việc xuất hiện rất nhiều những trang học liệu và những trang mạng xã hội mang tính tương tác cao. Đặc biệt, môi trường học tập trực tuyến ELearning có thể được xem là kết quả của sự trải rộng ngày càng tăng của máy vi tính và Internet nhanh chóng trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, môi trường học tập trực tuyến này còn gặp phải nhiều trở ngại, có quá nhiều thông tin trên Internet nên học sinh cần được định hướng từ giáo viên để các em nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng. Bởi vậy, cần phải có sự hỗ trợ của môi trường học tập truyền thống.

WebQuest là một phương pháp dạy học tích cực theo định hướng nghiên cứu và khám phá, mà ở đó học sinh là người làm việc với hầu hết hoặc toàn bộ lượng thông tin từ mạng Internet để thực hiện nhiệm vụ về một chủ đề liên quan đến bài học theo nhóm hoặc cá nhân. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (links) do thầy cô chọn lọc sẵn. Phương pháp WebQuest có thể ứng dụng trong dạy học nhiều môn học nhưng rất thích hợp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên.

Tiết dạy trong chuyên đề mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho giáo viên bộ môn các nhà trường . Đồng thời là những bài học kinh nghiệm quý báu hướng đến các hoạt động dạy học hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Quy trình tổ chức dạy học bằng PPDH WebQuest gồm 4 bước:

Giao nhiệm vụ: Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh tìm hiểu nhiệm vụ trên trang Web do giáo viên tạo riêng cho bài học;

Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào tiến trình được gợi ý trong trang Web học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao theo nhóm nhỏ;

Báo cáo: Học sinh báo cáo tại lớp vào đúng giờ học theo phân phối chương trình. Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, cô và các bạn trong lớp nhận xét và đánh giá;

Tổng kết: giáo viên hệ thống hóa kiến thức, làm rõ nội dung trọng tâm bài học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing của Mỹ.

Triển khai Oreshnik và bước đi trước

GD&TĐ - Việc Nga và Belarus đồng ý triển khai tên lửa Oreshnik tại Minsk được coi là thông điệp rõ ràng nhất với sự hiện diện của tên lửa Mỹ tại Đức.

Quỷ hồ bên mép thác Victoria, chỉ những ai 'gan thép' mới dám xuống tắm. Ảnh: Thecollector.com.

5 danh lam hùng vĩ nhất châu Phi

GD&TĐ - Với diện tích 30,3 triệu km2, châu Phi có rất nhiều vùng khí hậu và sinh thái với hệ thống động – thực vật độc đáo, cảnh quan ngoạn mục.