Hoàn thành Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2

GD&TĐ - Sáng 12/12, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dự Hội nghị tổng kết Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị.

Nhiều hoạt động đã vượt chỉ số mục tiêu cần đạt
Dự án được triển khai từ ngày 30/9/2015 đến ngày 30/9/2023. Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 nhằm mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận công bằng và tăng cường tỷ lệ đến trường cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS), trẻ em gái và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường THCS.

Với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự án đã xác định các thành phần gồm: Tăng cường tiếp cận với Giáo dục THCS và các chương trình tương đương; Xây dựng phân cấp các công cụ dạy và học; Cụm trường mới được thành lập; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ dự án hỗ trợ triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện dự án.

Dự án trải dài tại 28 tỉnh, gồm 17 tỉnh thuộc 3 khu vực khó khăn và 11 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Trong đó bao gồm 135 huyện ở 3 khu vực khó khăn, DTTS và khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của bão, lũ.

Ông Đào Ngọc Nam, Giám đốc dự án cho biết, đến nay dự án đã hoàn thành tất cả các hoạt động và các kết quả đầu ra cần đạt theo thiết kế ban đầu và sau điều chỉnh. Nhiều hoạt động đã vượt chỉ số mục tiêu cần đạt so với kết quả đầu ra, đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Đã góp phần tạo ra 212 ngôi trường, xây mới với 747 phòng học; 120 phòng chức năng; 82 công trình thư viện; 358 phòng bán trú ,211 nhà công vụ; 34 bếp ăn; 96 nhà vệ sinh với đầy đủ thiết bị nội thất và đồ gỗ…

Những ngôi trường khang trang mái ngói đỏ tươi mọc lên giữa rừng xanh bạt ngàn của Tây bắc, Tây nguyên, khu vực Miền trung nắng gió và soi bóng bên các kênh rạch miền đất chín rồng, tô đẹp thêm phong cảnh của địa phương.

Các công trình xây dựng của dự án có tác động lan tỏa tới các địa phương, tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân cùng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học.

Đã có nhiều địa phương bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương và nguồn kinh phí xã hội hóa để xây dựng, đầu tư xây dựng thêm công trình như: nhà ăn, sân vườn, nhà vệ sinh, tạo khuôn viên nhà trường ngày càng xanh, sạch đẹp hơn.

Theo ông Nam, kết quả các hoạt động của dự án đã góp phần làm hồi sinh những miền quê đáng sống. Dự án có tính bền vững cao và tác động kinh tế-xã hội rất tích cực. Khi đã đầu tư đúng, trúng và có sự đồng thuận của đội ngũ nhà giáo thì sẽ được khai thác sử dụng đúng công năng và đúng mục đích, sử dụng thường xuyên, tạo sự bền vững, phát huy tác dụng lâu dài. Sự quan tâm của Chính phủ, của các bộ, ngành và đặc biệt là của Bộ GD&ĐT đã giúp cho dự án có các điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Phát triển hiệu quả, bền vững dự án

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, đây là dự án nhận được sự quan tâm của Chính phủ ưu tiên dành cho ngành Giáo dục ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nơi biên cương tổ quốc.

Dự án được thiết kế trên cơ sở nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), do Bộ GD&ĐT làm chủ đầu tư theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2014 và Quyết định số 405/QĐ-TTg ngày 19/3/2021 về việc điều chỉnh dự án.

Dự án được triển khai từ ngày 30/9/2015 đến ngày 30/9/2023. Đến nay, Dự án đã kết thúc rất thành công, tỷ lệ giải ngân đạt 98%, xếp hạng cao nhất trong các dự án mà Bộ GD&ĐT làm chủ đầu tư.

Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận và đánh giá cao thành công của dự án. Tuy gặp nhiều khó khăn, như do thời gian kéo dài (8 năm), địa bàn rộng trải dài 28 tỉnh thành phố, có nhiều trường ở miền núi cao, vùng sâu, giao thông đi lại khó khăn, nhiều chính sách TW và địa phương thay đổi, nhiều vấn đề phát sinh trên thực địa….

Nhưng với quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao với sự nghiệp giáo dục vùng khó, Ban Quản lý dự án TW và các tỉnh đã làm tốt công tác quản lý dự án, như: cập nhật thông tin, chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, làm tốt các quy trình, thủ tục về đầu tư xây dựng, tổ chức lựa chọn nhà thầu đúng pháp luật …

“Tuy dự án đã thành công, song để phát triển hiệu quả và bền vững, đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường tăng cường quản lý, lên phương án bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, khai thác sử dụng thường xuyên, đúng mục đích, đúng công năng tránh thất thoát lãng phí”, Thứ trưởng nói.

Đối với bản quyền tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS, Thứ trưởng đề nghị địa phương tập trung xã hội hóa khâu in và cung cấp miễn phí cho học sinh mượn và sử dụng.

Đối với thiết bị dạy học các Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức cuộc thi sáng tạo khai thác sử dụng bộ đồ dùng khoa học tự nhiên cho giáo viên; tổ chức khai thác kết nối phòng học trực tuyến để tổ chức tập huấn trực tuyến cho cán bộ quản lý và giáo viên, trao đổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường và liên trường, nhất là kết nối cụm trường, trường điểm, trường chuyên, trường sư phạm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cho vùng sâu, DTTS.

Các cá nhân được khen thưởng.

Các cá nhân được khen thưởng.

Nhân dịp này, 9 tập thể và 29 cá nhân được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vì có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.