Hỗ trợ thiết thực cho GD vùng khó, vùng dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 775/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu GD vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 (sẽ gọi là Chương trình).

Hỗ trợ thiết thực cho GD vùng khó, vùng dân tộc thiểu số

Chương trình nhằm tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) theo Quyết định 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2011 - 2015 và các trường PTDTNT cấp huyện mới được thành lập do chia tách địa giới hành chính và theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh.

Bên cạnh đó, hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế HS, trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu nội trú; sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường, điểm trường tiểu học, THCS công lập có HS bán trú tại các thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn) và các trường PTDT bán trú (BT).

Cụ thể, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang bị cho 19 dự án chuyển tiếp các trường PTDTNT trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn thực hiện nhưng không vượt quá mục tiêu 22 dự án theo phê duyệt tại Nghị quyết 73).

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 5 dự án khởi công mới của các trường PTDTNT trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn lực nhưng không vượt quá mục tiêu 16 dự án).

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 2 trường PTDTNT mới thành lập theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh sau khi có Quyết định chia tách địa giới hành chính và Quyết định thành lập trường tại các tỉnh Tuyên Quang, Khánh Hòa (điều chỉnh hỗ trợ thêm 2 trường tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên khi có nguồn thực hiện).

Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hạng mục thiết yếu của các trường PTDTBT và các trường, điểm trường tiểu học, THCS công lập có HS bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Trung ương và địa phương; hỗ trợ hoạt động giám sát, đánh giá, triển khai Chương trình.

Tổng mức vốn thực hiện là 4.000 tỷ đồng, bao gồm: Vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương là 3.000 tỷ đồng (trong đó có 0,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá và triển khai Chương trình ở Trung ương thuộc kế hoạch năm 2016 và 6 tỷ đồng hỗ trợ cho Yên Bái và Điện Biên bị ảnh hưởng bão lũ năm 2017), ngân sách địa phương 1.000 tỷ đồng.

Cụ thể, hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế HS cho 1.070 trường PTDTBT và các trường, điểm trường tiểu học, THCS công lập có HS bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho 1.045 nhà ăn - nhà bếp, 1.045 khu nội trú HS trường PTDTBT và các trường, điểm trường tiểu học, THCS ở công lập có HS bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường học cho 760 nhà ăn, nhà bếp, 760 khu ở nội trú của trường PTDTBT và các trường, điểm trường tiểu học, THCS công lập có HS bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhiệm vụ chính của Chương trình là hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường PTDTNT từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương với tổng mức vốn là 401,696 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.100 tỷ đồng).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.