Hỗ trợ GD vùng khó khăn nhất phát triển

GD&TĐ - Chiều nay, 25/7 tại Hà Nội Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chủ trì Hội thảo cuối kỳ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án GD THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2. 

Hỗ trợ GD vùng khó khăn nhất phát triển
Hỗ trợ GD vùng khó khăn nhất phát triển ảnh 1Hỗ trợ GD vùng khó khăn nhất phát triển ảnh 2Hỗ trợ GD vùng khó khăn nhất phát triển ảnh 3Hỗ trợ GD vùng khó khăn nhất phát triển ảnh 4
Đến dự còn có đại diện các Bộ, Ban, ngành, chuyên gia giáo dục cao cấp Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổ chức quốc tế và đại biểu 28 Sở GD&ĐT được thụ hưởng từ Dự án trên.

Mở đầu Hội thảo, ông Đào Ngọc Nam - Giám đốc Dự án - cho biết: Dự án giai đoạn 2 này Bộ GD&ĐT tiếp tục là cơ quan chủ quản, ADB là nhà tài trợ với thời gian kéo dài 6 năm (Từ 2015 - 2021).

Tổng vốn toàn Dự án là 93. triệu USD, trong đó, vốn vay của ADB là 80 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng trong nước. Dự án hướng tới mục tiêu hỗ trợ GD THCS các khu vực khó khăn nhất thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung với nhiều lĩnh vực cụ thể.

Ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí nguồn vốn khoảng 44 triệu USD nhằm tăng cường CSVC trường học khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỉ lệ HS đi học, giảm bỏ học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. 

Dự kiến xây dựng 760 phòng học và phòng học bộ môn, 70 thư viện, 37 bếp ăn, 350 phòng bán trú, 250 phòng ở cho GV. Nếu trung bình mỗi trường được xây dựng 6-7 phòng học, sẽ có khoảng 200 trường của 28 tỉnh được thụ hưởng.

Lĩnh vực biên soạn SGK và bồi dưỡng GV bao gồm hoạt động biên soạn SGK mới sau 2015, các tài liệu khác như phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, tư vấn hướng nghiệp HS và bồi dưỡng GV, cán bộ quản lý, tập huấn GV chương trình SGK mới... 

Ngoài ra còn có hạng mục mua sắm đồ gỗ và thiết bị dạy- học. Dự án còn một số hoạt động khác nhằm tăng cường tiếp cận GD THCS, nâng cao chất lượng GD và quản lý cho GD vùng khó khăn nhất.

Bà Eiko Izawa - Chuyên gia giáo dục cao cấp của ADB - chia sẻ: kết quả mong đợi của Dự án là tăng cường cơ hội tiếp cận và duy trì việc đến trường THCS cho trẻ em thuộc các nhóm khó khăn và dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu tăng tỉ lệ đi học của HS THCS vùng khó khăn nhất lên 95% của Chính phủ Việt Nam. 

ADB cũng đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục vấn đề liên quan đến năng lực quản lý đấu thầu, liên quan đến rủi ro về thông đồng trong đấu thầu.

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của một số đại biểu các tỉnh, tại Hội thảo này Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã đánh giá cao thành công của Dự án giai đoạn một và mong muốn Dự án giai đoạn 2 được khởi động sớm.

Thứ trưởng cũng đề nghị: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý dự án trung ương với các địa phương và tăng cường công tác quản lý; Khi tổ chức đầu thầu mua sắm các địa phương phải nghiên cứu kỹ, có kế hoạch cụ thể để giảm thiểu rủi ro; Đốc thúc các địa phương có vốn đối ứng đúng tiến độ; tránh đầu tư, xây dựng chồng chéo, trùng với qui hoạch địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ