Hỗ trợ bài giảng bằng trò chơi, chuyển động cơ thể

GD&TĐ - ThS. Nguyễn Trần Mai Trâm - Khoa Văn hóa - Du lịch (Trường ĐH Đồng Tháp) cho biết: Nếu giảng viên có cách thu hút sinh viên chú ý, tham gia thì hiệu quả của tiết học sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

Hỗ trợ bài giảng bằng trò chơi, chuyển động cơ thể

Thực tế giảng dạy cho thấy, sau khoảng 30 phút tập trung ban đầu, phần lớn sinh viên sẽ chuyển sự tập trung chú ý vào các vấn đề khác ngoài bài giảng (nhắn tin SMS, nói chuyện với nhau, nhìn ra cửa lớp…).

Vì vậy, để thu hút sự chú ý, tham gia của sinh viên với bài giảng trên lớp cần thiết phải có sự hỗ trợ của các hoạt động khác, có thể gọi là các hoạt động bổ trợ.

Theo ThS. Nguyễn Trần Mai Trâm, các bước thực hiện để thu hút sự chú ý, tham gia của sinh viên như sau:

Sử dụng các trò chơi có trọng tâm là kiến thức học để tạo sự cạnh tranh ôn hòa

Có nhiều loại trò chơi được sử dụng để thu hút sự tham gia của sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, người viết nhận thấy sinh viên luôn rất hứng thú với các trò chơi để lôi kéo họ ra khỏi sự thụ động nghe giảng một chiều. Giảng viên có thể sử dụng các trò chơi đơn giản: đố vui, điền vào chỗ trống, hoặc các trò chơi vận động kích thích sự tham gia của sinh viên.

Sử dụng chuyển động cơ thể

Ở bước này, giảng viên có thể cho phép sinh viên chuyển động vị trí của cơ thể mình. Một nghiên cứu cho thấy, chuyển động cơ thể làm tăng sự tập trung của sinh viên vì nó làm tăng nhiệt huyết của họ.

Trong đó chuyển động cơ thể thường được sử dụng nhất là tổ chức cho sinh viên tham gia vào trò chơi vận động ngay tại lớp học. Có nhiều trò chơi khác nhau như: biểu quyết đúng – sai bằng cách giơ tay hoặc di chuyển cơ thể đến vị trí thích hợp, dùng cơ thể diễn giải các khái niệm…

Thu hút sinh viên tham gia vào cuộc tranh luận thân thiện

Các cuộc tranh luận cần diễn ra trong không khí thân thiện, cởi mở, tránh trở thành sự giận dữ khi có sự khác nhau giữa các ý kiến. Để thực hiện có hiệu quả bước này, giảng viên cần lựa chọn cẩn thận những vấn đề để đưa ra tranh luận.

Ví dụ: không nên thảo luận các vấn đề về quan điểm tôn giáo, văn hóa vùng miền, sở thích cá nhân, phê phán một đối tượng nào đó…

Giảng viên có thể tạo ra cuộc tranh luận bằng cách đưa ra đề tài thảo luận và buộc mỗi sinh viên đều thể hiện ý kiến cá nhân bằng cách: những sinh viên đồng ý và không đồng ý thì bước về hai phía khác nhau của lớp học, những người có ý kiến khác thì đứng ở giữa lớp.

Sau đó, mỗi bên sẽ lần lượt đưa ra lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Đây là hoạt động vừa giúp sinh viên thể hiện được “cái tôi” vừa làm cho kiến thức môn học trở nên dễ nhớ hơn.

Tạo cơ hội cho sinh viên nói về mình

Mọi người thường thích nói về mình và những điều khiến mình quan tâm. Vì vậy, một trong những cách thu hút sự chú ý, tham gia của sinh viên là tạo cơ hội cho họ nói về mình.

Các thông tin được đưa ra cần có sự liên hệ với bài giảng. “Cái tôi” trong trường hợp này sẽ được phát huy một cách tối đa.

Ví dụ: kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, đề nghị sinh viên nói về kinh nghiệm của mình ở lĩnh vực được đề cập.

Cung cấp thông tin khác thường

Thông tin khác thường được hiểu là một hình thức của sự khuyết thông tin. Đó có thể là thông tin có yếu tố bất ngờ, kì lạ, có xu hướng thu hút sự chú ý của người khác. Bước này thường được thực hiện khi nhận thấy sinh viên có dấu hiệu mệt mỏi, giảm sự tập trung với bài giảng.

Khi nhận thấy sinh viên không còn hứng thú với những thông tin chính thống từ bài giảng, giảng viên có thể chuyển hướng trình bày bằng cách kể một giai thoại hài hước hoặc một tình huống mang yếu tố bất ngờ để phá vỡ không khí căng thẳng của lớp học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.