HIU tổ chức hội thảo về xu hướng mới trong công nghệ và quản lý dược phẩm

GD&TĐ - Ngày 21/6, diễn ra Hội nghị khoa học Dược của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU).

Các đại biểu tại hội nghị (từ phải sang): GS.TS.BS. Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng HIU; PGS. TS. Lê Văn Truyền – Nguyên thứ trưởng Bộ y tế; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Dược HIU.
Các đại biểu tại hội nghị (từ phải sang): GS.TS.BS. Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng HIU; PGS. TS. Lê Văn Truyền – Nguyên thứ trưởng Bộ y tế; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Dược HIU.

Hơn 400 chuyên gia y tế, dược sĩ, cán bộ giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên ngành Dược ở nhiều đơn vị đã cùng tham gia

Đây là lần thứ 2 hội nghị khoa học được tổ chức bởi Khoa Dược HIU, với chủ đề “Xu hướng mới trong công nghệ và quản lý Dược phẩm.” Chương trình là cơ hội để các giảng viên, sinh viên của nhà trường được giao lưu cùng các chuyên gia, được lắng nghe những kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu trong ngành Dược, từ đó thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực Dược chất lượng cao cho xã hội.

Trong những năm qua, ngành dược phẩm đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc với sự ra đời của nhiều loại thuốc mới, công nghệ sản xuất tiên tiến và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại. Những xu hướng mới này không chỉ giúp tăng cường khả năng chữa bệnh mà còn mở ra những cơ hội mới cho ngành dược phẩm.

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng tại buổi báo cáo chuyên đề tại hội nghị.
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng tại buổi báo cáo chuyên đề tại hội nghị.

Tại hội nghị, hơn 60 bài nghiên cứu khoa học thuộc các phiên báo cáo toàn thể và chuyên đề với đa dạng các đề tài từ Dược lâm sàng, Quản lý kinh tế Dược, Dược liệu - Dược lý, Bào chế - Kiểm nghiệm cho đến Chăm sóc Dược, Khoa học Dược. Các báo cáo khoa học tập trung nhiều nội dung mới nhất, những thông tin cần thiết trong ngành Dược trong giai đoạn mới.

Telepharmacy là một khái niệm mới xuất hiện trong ngành dược thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau đại dịch Covid - 19 khi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ từ xa của người dân tăng cao. Bài báo cáo “Dược sĩ từ xa - Giải pháp tiềm năng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng, ĐH. Y Dược TP.HCM, đã cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác hành nghề của Dược sĩ, giúp tăng tiếp cận dịch vụ chăm sóc đến người bệnh và là xu hướng trong thời đại mới. Bên cạnh đó, cần có hành lang pháp lý và đầu tư nhân lực - vật lực - tài lực để mô hình Telepharmacy - Dược sĩ từ xa được vận hành hiệu quả.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương, Khoa Dược HIU gây chú ý với đề tài “Nghiên cứu tác dụng dược lý của cây thuốc trên nền tảng kế thừa kinh nghiệm dân gian”. Xu thế sử dụng thuốc chữa bệnh, tăng cường bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ thiên nhiên đang ngày càng gia tăng không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới. Riêng tại nước ta có hơn 12,000 loài thực vật bậc cao là nguồn tài nguyên to lớn về cây thuốc và dược liệu, bên cạnh đó là 54 dân tộc với kinh nghiệm sử dụng thực vật để phòng và chữa bệnh. Chính vì vậy các bài thuốc dân gian, nguồn dược liệu quý từ thực vật cần phải được bảo tồn và nghiên cứu phát triển, kế thừa kinh nghiệm dân gian để tiêu chuẩn hoá - hiện đại hoá các sản phẩm dược liệu.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên Khoa Dược HIU học tập và nghiên cứu khoa học.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên Khoa Dược HIU học tập và nghiên cứu khoa học.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Dược HIU chia sẻ: “Hội thảo là một hoạt động khoa học có quy mô lớn, bài bản nhằm tạo môi trường giao lưu chia sẻ kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực Dược, từ đó thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cơ sở đào tạo với các đơn vị thực hành Dược. Thông qua Hội nghị, Khoa Dược HIU mong muốn thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực Dược có kiến thức khoa học vững chắc, gắn liền với thực tiễn trên các lĩnh vực khoa học Dược, chăm sóc Dược tại các cơ sở thực hành Dược nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, cung ứng, kiểm nghiệm, quản lý và tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả”.

Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học của Khoa Dược HIU luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn từ phía Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Khoa học và đã đạt được những kết quả cơ bản. Chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH) của khoa Dược cũng từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác NCKH mà Khoa Dược phải thực hiện.

Tham gia các chương trình hội thảo nghiên cứu khoa học, các giảng viên, sinh viên sẽ có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong NCKH với các nhà nghiên cứu khoa học thuộc các cơ quan y tế, các cơ sở khám chữa bệnh, các trường đại học, các viện và các trung tâm nghiên cứu, các công ty kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam, hình thành cộng đồng các nhà nghiên cứu trong suốt quá trình học tập tại nhà trường.

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa bậc học (Đại học đến Sau Đại học) với lĩnh vực mũi nhọn là khối ngành Sức khỏe. Riêng ngành Dược có cả 2 chương trình đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh.

Nhà trường thúc đẩy hợp tác với nhiều đối tác quốc tế để mang đến cho sinh viên Khoa Dược HIU các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế hoặc học tiếp chương trình Pharm.D tại Mỹ (tương đương trình độ tiến sĩ). Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội học cao hơn tại HIU với 4 chuyên ngành bao gồm Chuyên khoa I và Thạc sĩ.

Đặc biệt, sinh viên khoa Dược được thực tập hưởng lương tại Nhật, Mỹ, Úc, cùng các chương trình thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Năm học 2024 - 2025, tân sinh viên trúng tuyển ngành Dược tại HIU sẽ được tặng học bổng trị giá 5 triệu đồng/sinh viên, áp dụng cho cả chương trình tiếng Việt và tiếng Anh.

Đăng ký xét tuyển sớm vào HIU để chắc suất vào ngành học yêu thích, xóa tan áp lực thi cử ngay hôm nay: xettuyen.hiu.vn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.