GS.TS. Phạm Tất Dong - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Trưởng Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và Học tập suốt đời nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Quốc gia “Phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 – 2030” vừa được tổ chức mới đây.
Con người là sản phẩm của giáo dục thường xuyên |
Theo GS Phạm Tất Dong, chỉ riêng với mỗi con người, để giúp họ đóng được 4 vai trò đã nói thì phải cần đến nhiều chương trình, nhiều tài liệu rồi. Nhưng, giáo dục thường xuyên còn phải làm cho tính mở của mình rộng hơn như. Cụ thể:
Tính mở của giáo dục thường xuyên |
Trên thực tế, tính mở của giáo dục thường xuyên rộng hơn trên chỉ mang tính gợi ý. Ví dụ còn có mở về thời gian, mở về tài nguyên giáo dục v.v... Trong điều kiện cho phép, chúng ta có thể tăng tính mở theo sáng kiến của mình.
GS.TS. Phạm Tất Dong phát biểu tại Hội hảo Quốc gia "Phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 - 2030 |
Cũng theo GS Phạm Tất Dong, giáo dục chính quy cũng có tính thường xuyên và bản thân hệ thống giáo dục chính quy đã thể hiện như giai đoạn đầu của cả tiến trình giáo dục suốt đời cho con người. Vì vậy hình vẽ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu quan niệm về giáo dục thường xuyên mà thế giới hiện đại đang thực hiện.
Mô hình giản lược về xã hội học tập |
Nhiều nhà giáo dục và khoa học trên thế giới hiểu rằng, ngay từ khi còn là bào thai cho đến khi ra đời và tới cuối đời, con người cần có hệ thống chính sách giáo dục để hỗ trợ sự phát triển cá nhân. Hệ thống chính sách ấy chính là chính sách giáo dục thường xuyên.
Những chính sách này giúp cho con người trong những không gian và thời gian khác nhau của cuộc đời đều được giáo dục và đào tạo. Thế hệ trẻ sẽ học tập trong hệ giáo dục ban đầu. Vì lý do gì mà con người không học ở hệ ban đầu, hoặc học không hoàn chỉnh chương trình giáo dục ban đầu thì sẽ tham gia hệ giáo dục tiếp tục.
Hệ giáo dục ban đầu gắn với hệ giáo dục tiếp tục thành một hệ thống giáo dục thường xuyên mang tính mở như ta đã đề cập. Tổ chức UNESCO mô tả xã hội học tập theo một cách riêng, càng làm rõ quan niệm về giáo dục thường xuyên.
Dưới đây là mô hình xã hội học tập mà UNESCO thể hiện trên logo UNESCO:
Mô hình xã hội học tập của UNESCO |
Mô hình xã hội học tập của UNESCO thể hiện khá đầy đủ chính sách giáo dục thường xuyên thông qua 3 phần của ngôi nhà xã hội học tập UNESCO:
Phần mái nhà: Những tác dụng thu được từ việc học tập suốt đời.
Phần cột nhà: Những hình thức giáo dục cần thực hiện trong xã hội học tập.
Phần nền nhà: Những điều kiện bảo đảm xây dựng xã hội học tập thành công.
Nói về những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thường xuyên trong giai đoạn mới, GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh:
Thứ nhất là quán triệt đầy đủ quan điểm chỉ đạo xây dựng xã hội học tập theo Quyết định 89/QĐ-TTg.
Cụ thể: Bảo đảm mỗi công dân được học tập suốt đời để thành người lao động có nghề, có năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho xã hội, cải thiện đời sống của bản thân và gia đình;
Đồng thời tạo điều kiện để mọi công dân đều được học tập suốt đời, có cơ hội để phát triển con người một cách bền vững. Ngoài ra, góp phần gắn kết giáo dục ban đầu với giáo dục tiếp tục, giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, giáo dục học đường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Thứ hai, góp phần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Kết luận 49-KL/TW (ngày 10/5/2019) của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đó là: Xây dựng mô hình công dân học tập.
Xây dựng mô hình đơn vị học tập trên địa bàn hành chính cấp huyện và cấp tỉnh. Xây dựng mô hình Tỉnh học tập, Thành phố học tập. Phối hợp với các trường đại học và cao đẳng xây dựng hệ thống tài nguyên giáo dục mở, phục vụ yêu cầu học tập suốt đời của người lớn.
Huấn luyện để người lớn biết sử dụng một số công nghệ học tập thông minh, từ đó tham gia các khóa học trực tuyến, truy cập tài nguyên giáo dục mở, làm quen dần với các hình thức giáo dục, đào tạo ảo; Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức việc học tập của người lớn tại nơi làm việc, vì công việc. Tổ chức tốt việc dạy nghề tại các Trung tâm học tập cộng đồng (Theo Quyết định 971/QĐ-TTg.
Thứ ba, tổ chức lại và hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức hệ thống giáo dục thường xuyên theo Luật Giáo dục 2019 như: Đánh giá mô hình ghép Trung tâm học tập cộng đồng với Trung tâm văn hóa – thể thao. Đánh giá mô hình ghép Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Nghiên cứu mô hình đại học cộng đồng.