Hiệu quả nhìn từ cơ sở

GD&TĐ - “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” là nhân tố quyết định sự thành công và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. 

Hiệu quả nhìn từ cơ sở

Thấy được ý nghĩa tầm quan trọng, tính thiết thực của phong trào nên các cơ sở giáo dục đã thực hiện triển khai sâu rộng. Nhiều kết quả tích cực trong dạy và học từ phong trào đã đóng góp không nhỏ vào quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Cú hích cho cả nhà trường và giáo viên

Sau thời gian thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, từ ngành Giáo dục TP.HCM cho thấy những kết quả bước đầu khả quan. Đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động ngày một nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước, chương trình hành động của thành phố, kế hoạch hành động của Sở GD&ĐT, của địa phương, đơn vị trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

Trên cơ sở đó mỗi người lao động đã tự giác, quyết tâm thực hiện thông qua những việc làm cụ thể có sự sáng tạo trong quá trình quản lý, giảng dạy và công tác hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động giáo dục tại đơn vị.

Đội ngũ người lao động đã thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao; ngày một sáng tạo đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”.

Đội ngũ người lao động đã có những giải pháp của cá nhân và của nhóm cho việc “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” với hơn 500 giải pháp đổi mới, sáng tạo của nhóm và cá nhân phù hợp với các bậc học, ngành học.

Nhiều hội thi trong ngành được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Qua mỗi hội thi mà ngành Giáo dục phát động đã chắp cánh cho những ý tưởng mới của các thầy cô, giúp các nhà sư phạm có động lực hơn để đưa các ý tưởng vào hiện thực giảng dạy; nâng cao nhận thức kĩ năng về việc sử dụng các phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, dạy học theo dự án, tích hợp liên môn, học tập bên ngoài lớp học.

Công tác hướng dẫn, định hướng cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học cũng là nội dung thiết thực cho sự “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Giáo viên đã tích cực định hướng, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

Từ nội dung này đã thu hút giáo viên và học sinh có sự sáng tạo trong quá trình nghiên cứu khoa học. Trong năm học trước, đã có 602 giáo viên hướng dẫn cho 1.150 học sinh nghiên cứu khoa học.

Còn với ĐH Huế với gần 4.000 cán bộ, viên chức, lao động sinh hoạt trong 20 Công đoàn cơ sở. Đội ngũ cán bộ, giảng viên được phát triển theo hướng chuẩn hóa và đây là lực lượng nòng cốt để thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.

Triển khai thực hiện đổi mới, sáng tạo trong dạy và học ở các trường đại học thành viên trực thuộc ĐH Huế do tính chất đào tạo đặc thù nên việc đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp với mỗi trường, mỗi đơn vị.

Đã có 27 nhóm giải pháp đề xuất của các thầy cô giáo, cán bộ công đoàn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học rất thiết thực có tính khả thi cao. Đổi mới phương pháp, cách học cho sinh viên cũng là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học, nhất là kho các trường trong ĐH Huế đang chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.

Đã có 16 nhóm giải pháp được đề xuất như nâng cao chất lượng giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giáo dục mục đích, nhận thức và động cơ học tập, kiểm tra đánh giá, tổ chức các câu lạc bộ học thuật, rèn luyện kĩ năng mềm, hỗ trợ sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong việc tiếp cận kiến thức cho sinh viên cũng được quan tâm triển khai thực hiện.

Đồng Tháp cũng là một địa phương thực hiện khá thành công phong trào “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” năm học qua. Theo thông tin từ công đoàn ngành, qua phát động phong trào đã có 395 nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” và 3.597 cá nhân đăng ký tham gia.

Từ phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã giúp cho công đoàn viên phát huy sáng tạo, tư duy và đã tự tin, mạnh dạn đưa ra nhiều giải pháp hay để tập thể trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất cao trong các cuộc họp chuyên môn của tổ…

Tạo được khối đoàn kiết nội bộ, giúp nhau cùng tiến bộ trong dạy học cũng như trong cuộc sống. Còn về phía học sinh, từ việc đầu tư suy nghĩ, đổi mới sáng tạo trong dạy và học của giáo viên đã giúp cho học sinh có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập.

Trong giờ học sự hợp tác giữa thầy và trò nhịp nhàng hơn, các em chú ý, tiếp thu bài tốt, không khí trong lớp học sôi nổi, tiết học nhẹ nhàng – hiệu quả, trở thành “Học mà vui – vui mà học”.

Việc rèn luyện nề nếp học tập, kỹ năng giao tiếp cho học sinh không những làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thứ nề nếp trong quá trình học mà còn giúp các em tích cực, chủ động, tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Để lan tỏa phong trào

Nhìn chung từ các cơ sở giáo dục cho thấy, mặc dù đã đạt được kết quả tích cực từ phong trào song vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể thấy, tình trạng chung đó là việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa được giáo viên khai thác triệt để, một số CBGV chưa thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức CNTT; việc sử dụng một số thiết bị giảng dạy chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa được nhiều giáo viên quan tâm đúng mức. Sinh hoạt chuyên đề của các tổ chuyên môn một số nơi chất lượng chưa cao, vẫn còn mang tính hình thức, dàn trải nội dung. Một số giáo viên còn nghĩ đổi mới là một vấn đề lớn nên ngại thực hiện.

Còn một số học sinh thiếu động cơ học tập đúng đắn, lười học, ham chơi, gia đình không có điều kiện kinh tế phải đi làm ăn xa nên không quan tâm được việc học của con em… dẫn đến chất lượng còn hạn chế.

Trong giai đoạn tới, để triển khai phong trào thi đua hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo của công đoàn và chuyên môn cùng cấp để chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ.

Gắn phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” với những công việc hoạt động cụ thể. Đặc biệt cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn tư vấn CĐCS để kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng như nắm được các đơn vị có cách làm hay hiệu quả để nhân rộng phong trào. Đặc biệt cần động viên, khen thưởng kịp thời để động viên nhân rộng phong trào…

Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” đã thổi một luồng sinh khí mới vào công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nhà giáo, người lao động và sinh viên. Cũng từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương giảng viên trẻ tiêu biểu trong quá trình thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.