Hiểu hơn văn hóa Thăng Long – Hà Nội qua các điệu múa cổ

Hiểu hơn văn hóa Thăng Long – Hà Nội qua các điệu múa cổ
Khúc múa Giảo Long của nhân dân làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm).
Khúc múa Giảo Long của nhân dân làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm).

Chương trình gồm 3 phần: Lửa thiêng Hà Nội mở hội ngàn năm, Những dấu xưa và Thăng Long mừng chiến thắng. Phần mở đầu và kết thúc do ê kíp chuyên nghiệp gồm các đạo diễn, diễn viên, biên đạo múa thực hiện. 9 điệu múa cổ được trình diễn  trong phần hai của chương trình gồm: múa Trống Hội, múa Trống Bồng (Triều Khúc), Tổ khúc múa Giảo Long, Tổ khúc múa Phù Đổng, múa Bài Bông, múa Lục Cúng, múa Giải Oan Thích Kết, múa Lễ Chữ, múa Chạy Cờ đều do các nghệ nhân dân gian và toàn bộ nhân dân các làng, xã biểu diễn, qua đó, đã toát lên sự chân thực, hồn cốt, thần thái tự nhiên cần có của các điệu múa cổ.

Tâm điểm của các điệu múa cổ phải kể đến các điêụ múa Trống bồng của làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì) mang đến một hình ảnh ngộ nghĩnh, vui vẻ của các chàng trai giả trang nữ, trong trang phục áo mớ ba mớ bảy, áo the đen, đầu chít khăn mỏ quạ với động tác phóng khoáng, mạnh mẽ. Còn điệu múa Bài bông của làng Phú Nhiêu với nội dung ca ngợi đất nước, cuộc sống lao động, tình yêu đôi lứa lại đưa người xem đến với những khoảnh khắc lãng mạn, bay bổng.

Đặc biệt, điệu múa “Giải oan thích kết” (hay Chạy đàn cắt kết) do Đại đức Thích Thanh Phương, trụ trì chùa Đống Lim, quận Long Biên (Hà Nội) cùng các "diễn viên" tăng ni, phật tử đạo tràng thể hiện đã gây được ấn tượng mạnh với công chúng. Điệu múa không chỉ là nghi lễ tâm linh quan trọng của Phật giáo mà còn mang tính nhân văn thông qua việc lập đàn trai giải oan, cầu siêu tịnh độ, giải trừ oan khổ cho tất cả các vong linh nhiều đời được siêu thoát, để con cháu nơi trần thế được an lạc, thái bình…

Các tiết mục múa cổ được các  nghệ nhân dân gian dàn dựng công phu, biểu diễn nhiệt tình, hăng say, chính vì thế, mặc dù trời mưa nhưng có rất đông khán giả đã xem và cổ vũ nhiệt tình cho các nghệ nhân. Các điệu múa cổ đã giúp người dân Thủ đô nói riêng và cả nước hiểu thêm về một nét văn hóa của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. 

Anh Thư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.