Hé lộ tính năng tiêm kích hạm J-35 Trung Quốc: Mạnh hơn F-35 Mỹ?

GD&TĐ - Truyền thông Trung Quốc đã công bố thông tin ban đầu về chiếc tiêm kích tàng hình trên hạm J-35 dành cho hải quân nước này.

Hé lộ tính năng tiêm kích hạm J-35 Trung Quốc: Mạnh hơn F-35 Mỹ?

"Điều đặc biệt lưu ý là tiêm kích tàng hình trên hạm J-35 sẽ không được trang bị động cơ RD-93 do Nga sản xuất, hoặc động cơ thay thế WS-13 trong nước chế tạo như dự kiến ​​trước đây, mà đó là hai động cơ WS-19 mới phát triển".

"Động cơ mạnh hơn cho phép J-35 có trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn và tốc độ lớn nhất Mach 2,2. Đồng thời tải trọng vũ khí đạt 8 tấn, chỉ kém tiêm kích tàng hình chủ lực J-20 của Không quân Trung Quốc một chút", tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết.

Ngoài ra hệ thống điện tử hàng không của J-35 được mô tả là "tiên tiến hơn đáng kể". Máy bay chiến đấu mới nhất sẽ có nhiều hệ thống phụ tiên tiến, chẳng hạn như radar mảng pha chủ động và tổ hợp tìm kiếm - phát hiện hồng ngoại thụ động.

Theo ấn phẩm SCMP, diện tích phản xạ radar tối thiểu trong hình chiếu phía trước của J-35 chỉ là 0,01 mét vuông, tương ứng với một trong những cấp độ tàng hình cao nhất trên thế giới.

Chuyên gia hàng không Trung Quốc Wang Yanan lưu ý rằng trọng lượng cất cánh tối đa của J-35 trong mọi trường hợp sẽ vượt quá F-35 của Mỹ (29,9 tấn), đồng thời nó tiên tiến hơn về khả năng tàng hình và đặc tính bay.

Tàu sân bay thế hệ mới Phúc Kiến, dự kiến ​​được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) vào năm 2025, chiến chiến hạm này được thiết kế để trang bị máy bay chiến đấu J-35.

Hiệu quả chiến đấu của sự kết hợp như vậy, theo truyền thông Trung Quốc, sẽ tương đương hoặc thậm chí vượt trội bất kỳ tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân nào của Mỹ.

Tiêm kích hạm J-35 có thực sự mạnh như những gì truyền thông Trung Quốc mô tả?

Tiêm kích hạm J-35 có thực sự mạnh như những gì truyền thông Trung Quốc mô tả?

Tuy vậy nhận định trên đang bị nghi ngờ: "Hiệu suất thực tế của J-35 rất có thể sẽ không như quảng cáo. Mặc dù Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền cho J-35, nhưng nước này vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu tàng hình".

"Mỹ đã phát triển những máy bay chiến đấu như vậy kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh trong khi Trung Quốc mới chỉ gia nhập cuộc chơi, tôi không nghĩ chiếc J-35 có thể cạnh tranh với F-35".

Nhận xét trên được nhà phân tích quân sự người Mỹ Ben Lewis, người sáng lập trang web PLA Tracker rất nổi tiếng, chuyên theo dõi và đánh giá về vũ khí Trung Quốc cho biết.

Ông Lewis cũng lưu ý rằng tốc độ công bố của J-35 (Mach 2,2) cao hơn rất nhiều so với F-35C (Mach 1,5), có lẽ chỉ vì Trung Quốc “lợi dụng sơ hở” trong tính toán công suất nhiên liệu, tải trọng... khi thử nghiệm máy bay chiến đấu của mình ở tốc độ tối đa.

"Dễ dàng nhận thấy giới truyền thông và chuyên gia Mỹ đã đánh giá thấp J-35. Tuy nhiên thực tế có thể hoàn toàn trái ngược với những gì họ mong đợi".

"Trước hết, J-35 là máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ hoàn chỉnh hoạt động trên tàu sân bay, trong khi các phiên bản F-35 triển khai trên hạm chỉ là tiêm kích hạng trung một động cơ nặng nề".

"J-35 có lợi thế về sức mạnh động cơ vượt trội so với F-35, cho nên việc J-35 chiếm giữ lợi thế về hiệu suất bay, tải trọng vũ khí và trọng lượng cất cánh tối đa là điều dễ hiểu", tờ SCMP đáp trả.

Tờ báo Trung Quốc cũng nhắc lại rằng F-35 được Mỹ và nhiều khách hàng khen ngợi rất “tiên tiến”, nhưng thực tế nó là kết quả của sự phát triển vào đầu thế kỷ này.

Trong khi đó J-35 đi sau F-35 nhiều năm và việc nó sở hữu “lợi thế của kẻ đi sau” về khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không và các lĩnh vực kỹ thuật khác là điều rất bình thường.

Tiêm kích hạm J-35 nhận rất nhiều hy vọng từ giới chức quân sự Trung Quốc.

Theo South China Morning Post

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.