Hầu hết viện trợ của Ukraine quay trở lại Mỹ

GD&TĐ - Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây cho biết, số tiền mà Washington phân bổ cho Kiev hỗ trợ việc làm ở Mỹ.

Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland.
Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland.

Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CNN rằng, Washington dành phần lớn số tiền được phân bổ để viện trợ cho Ukraine vào việc sản xuất vũ khí trong nước.

Bình luận về gói viện trợ đang chờ xử lý mà Quốc hội đã không thông qua trước khi bước vào kỳ nghỉ mùa đông, bà Nuland “tin tưởng mạnh mẽ” rằng, nó sẽ được thông qua vì nó giải quyết được lợi ích của chính nước Mỹ.

“Chúng ta phải nhớ rằng, phần lớn số tiền này sẽ quay trở lại nền kinh tế Mỹ, để sản xuất vũ khí, bao gồm cả việc làm được trả lương cao ở khoảng 40 bang trên khắp nước Mỹ,” bà Nuland nói, và cho biết thêm rằng, sự hỗ trợ dành cho Ukraine ở Mỹ “là điều cần thiết”.

Các nhà lập pháp tại Hạ viện đã chặn một dự luật do Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu về gói viện trợ cho Kiev trị giá 60 tỷ USD, phần lớn trong số đó được dành cho vũ khí, vào đầu tháng này.

Họ dự kiến sẽ bắt đầu lại các cuộc thảo luận về gói này sau khi triệu tập lại vào ngày 28/2.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gần đây cũng cho biết, khoảng 90% hỗ trợ tài chính cho Ukraine được chi cho việc sản xuất vũ khí và thiết bị trong nước.

Tại một cuộc họp báo vào ngày 20/2/2023, ông Blinken cho biết, các đợt bổ sung sẽ “mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Mỹ, cộng đồng địa phương và củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ”.

Theo Viện Kiel của Đức, cơ quan theo dõi hỗ trợ quốc tế dành cho Kiev, Washington đã phân bổ gần 68 tỷ euro (73,7 tỷ USD) viện trợ cho Ukraine từ ngày 24/1/2022 đến ngày 15/1/2024, bao gồm khoảng 43 tỷ euro (46,6 tỷ USD) viện trợ quân sự.

Tuy nhiên, Kiev ngày càng đòi hỏi nhiều viện trợ hơn từ các nước phương Tây ủng hộ. Vài ngày trước, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã cảnh báo các nhà lập pháp Mỹ đang có chuyến thăm Kiev rằng, Kiev sẽ “thua trong cuộc chiến” trước Nga nếu không có sự hỗ trợ của Washington, theo Lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer.

Nga đã chỉ trích Mỹ và các nước phương Tây khác hỗ trợ quân sự cho Kiev, cho rằng, điều này chỉ kéo dài cuộc xung đột.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Harris Poll và Viện Quincy, ngày càng nhiều người Mỹ không ủng hộ viện trợ quân sự của Mỹ cho Kiev trừ khi nó gắn liền với các cuộc đàm phán hòa bình.

Chỉ 22% số người được hỏi cho rằng, Washington nên tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine “vô điều kiện”, trong khi 48% cho rằng, nguồn tài trợ mới phải có điều kiện dựa trên tiến trình hướng tới một giải pháp ngoại giao. Khoảng 30% cho rằng, Mỹ nên dừng mọi viện trợ.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.