Trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện việc giảng dạy lồng ghép trật tự ATGT ở các khối lớp mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT, đối với HSSV ở các trường chuyên nghiệp tăng cường công tác ngoại khoá để giáo dục về trật tự ATGT.
Quan tâm đến HSSV thường xuyên đi đò ngang và đò dọc trên sông, nhất là mùa mưa, những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Phổ biến, tuyên truyền và giáo dục về giao thông và an toàn giao thông.
Đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông và xây dựng văn hóa giao thông vào các hoạt động, sinh hoạt định kỳ, tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt giờ chủ nhiệm, sinh hoạt của các đoàn thể.
Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, xây dựng các chuyên mục phát thanh học đường; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sân khấu hóa, diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, nói chuyện chuyên đề...
Tiếp tục phát huy các mô hình "Cổng trường an toàn giao thông", "Bến đò an toàn giao thông", “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh, thiếu niên và cộng đồng”, “Văn minh và An toàn giao thông”.
Phối hợp tổ chức các hoạt động giúp học sinh, sinh viên hoàn thiện các kỹ năng khi tham gia giao thông như. Tổ chức đăng ký và cam kết không vi phạm an toàn giao thông trong cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên toàn trường. Xác định nội dung đảm bảo trật tự an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hằng năm; hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông được đưa vào đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh.