Hàng trăm nghìn bệnh nhân “xông đất” bệnh viện ngày Tết

 Ngày mùng 5 Tết, khoa Cấp cứu, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) tấp nập bệnh nhân đến khám. Cá biệt nhiều trường hợp dù đau nhưng cố chịu qua Tết nên diễn biến rất nặng, thậm chí tử vong. Tại BV Việt Đức, nhiều ca nhập viện do TNGT.

Ngày mùng 5 Tết, bác sĩ khoa Cấp cứu luôn tay, luôn chân vì bệnh nhân nặng nhập viện.
Ngày mùng 5 Tết, bác sĩ khoa Cấp cứu luôn tay, luôn chân vì bệnh nhân nặng nhập viện.

Chảy máu dạ dày, xơ gan vì rượu

2h chiều mùng 5 Tết (23/2), có mặt tại khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) chúng tôi không khỏi bùi ngùi trước cảnh bác sĩ tất bật, người bệnh thì rên la vì đau đớn.

Vừa nghe tiếng kêu la của bệnh nhân “Ôi đau quá, đau quá, mong mãi mới đến được bệnh viện”, các bác sĩ nhanh chân chạy về phía người bệnh, giúp đưa bệnh nhân lên cáng rồi nhanh chóng tiến hành các bước hỏi bệnh, cấp cứu. Bệnh nhân này đau bụng âm ỉ từ mùng 1 Tết nhưng vì nghĩ Tết nhất kiêng đến viện nên đã chịu đựng, đến hôm nay cơn đau dữ dội mới nhập viện cấp cứu.

Ngoài sảnh, một bệnh nhân nữ nằm co quắc, ai động vào cũng giãy nảy kêu đau, bác sĩ kiên nhân gọi bác ơi, mở mắt vẫn kiên quyết từ chối mở vì sợ... đau.

Ngày mùng 5 Tết, bác sĩ khoa Cấp cứu luôn tay, luôn chân vì bệnh nhân nặng nhập viện.

Theo BS Lương Quốc Chính, năm nay khoa Cấp cứu đã được giảm tải rất nhiều so với Tết các năm trước do tại BV Bạch Mai đã tổ chức 4 phòng khám tại khoa Khám bệnh, các khoa phòng đều có khám chuyên khoa. Tuy nhiên, số bệnh nhân nặng phải nhập viện vẫn rất nhiều.

Trong 7 ngày Tết, từ 28 Tết (16/2) đến 14h ngày mùng 5 Tết (23/2) tại khoa có 604 bệnh nhân đến khám, chuyển các khoa khác 367; tử vong 12 trường hợp chủ yếu do các bệnh tai biến, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Đáng nói, trong số bệnh nhân nhập viện nhiều trường hợp tai biến, xuất huyết não (75 bệnh nhân), xuất huyết tiêu hóa (79 bệnh nhân).

Theo BS Chính, tỉ lệ bệnh nhân như trên không có gì đột biến so với ngày thường. Riêng với những trường hợp xuất huyết tiêu hóa, xơ gan thì đây đều là những người bệnh vốn đã bị xơ gan do rượu, ngày Tết uống nhiều là yếu tố thúc đẩy, “giọt nước tràn ly” gây tình trạng xuất huyết ồ ạt phải nhập viện. Bệnh nhân mất Tết vì ăn, uống còn bác sĩ thì tăng thêm áp lực vì điều trị bệnh nhân nặng.

BS Chính cũng lưu ý nhiều trường hợp bị tai biến rất đáng tiếc, do người bệnh thường cố ở nhà đợi qua Tết, chỉ khi quá nặng mới chịu đi viện thì đã muộn. Vì vậy, khi có dấu hiệu tê nửa người, thất ngôn nên đến viện sớm để được xử trí sớm vì có những thể tai biến được chữa trị sớm có thể phục hồi hoàn toàn.

Còn tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) từ ngày 16 - ngày 23 có 45 bệnh nhân nhập viện trong đó 8 trường hợp ngộ độc thức ăn, 6 trường hợp ngộ độc rượu.

Bệnh nhân nam thanh niên vừa nhập viện sáng 23/2 trong tình trạng nôn nhiều. “Tối qua mình đi uống rượu với bạn bè ở một quán gần trên phố cổ, uống 7 -8 chén rượu john vàng, biêng biêng về ngủ một giấc dậy thì nôn liên tục, không ăn uống được, người lả đi gia đình đưa vào nhập viện”, bệnh nhân cho biết.

Bệnh nhân nôn liên tục sau khi uống 8 ly john vàng.
Bệnh nhân nôn liên tục sau khi uống 8 ly john vàng.

Nằm ngay giường bên cạnh một năm bệnh nhân khác liên tục lấy khăn che mặt vì... xấu hổ. Anh cũng trả lời phỏng vấn trong tình trạng che mặt. Anh uống không nhiều, khoảng 4 ly john vàng buổi trưa, đến tối nôn ra máu gia đình vội đưa nhập viện.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc, cả hai bệnh nhân đều phải theo dõi thêm để xem diễn biến lâm sàng mới khẳng định được trong rượu có methanol hay không. Còn các ca ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh, thức ăn ôi thiu.

Hàng ngàn ca tai nạn giao thông Thống Thống kê của BV Việt Đức trong các ngày từ 30 đến mùng chiều mùng 5 Tết, Bệnh viện Việt Đức đã tiếp nhận cấp cứu gần 700 trường hợp tai nạn, trong đó phần lớn là tai nạn giao thông (TNGT) và tai nạn sinh hoạt.

Ngày 30 Tết, trong số 99 ca vào khám có đến 82 ca do tai nạn, gồm 48 ca tai nạn giao thông, 33 ca tai nạn sinh hoạt, 23 ca mổ cấp cứu, 3 ca nặng xin về. Ngày mùng 2 Tết cũng có 45/90 ca tai nạn giao thông. Cao điểm nhất là ngày mùng 3 Tết, số cấp cứu do TNGT chiếm tới gần 90 ca trong số 140 trường hợp cấp cứu do tai nạn. Đáng nói là trong này có tới 46 ca không đội mũ bảo hiểm.

Một ca cấp cứu vì TNGT tại BV Việt Đức chiều mùng 5 Tết.
Một ca cấp cứu vì TNGT tại BV Việt Đức chiều mùng 5 Tết.

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức, so với Tết năm ngoái số bệnh nhân cấp cứu do TNGT không tăng nhưng rất nhiều bệnh nhân nặng cấp cứu do đa chấn thương, chấn thương sọ não. Trong số những nạn nhân cấp cứu do tai nạn giao thông đợc chuyển đến thì tỉ lệ nạn nhân không đội mũ bảo hiểm vào có nồng độ còn chiếm ti lệ lớn.

Chiều ngày mùng 5 Tết, Bộ Y tế cũng báo cáo về tình hình khám chữa bệnh trong dịp Tết nguyên đán. Theo đó, trong 8 ngày Tết các bệnh viện đã thu dung khám cấp cứu, tai nạn là 226.068 lượt.

Trong đó khám cấp cứu Tai nạn giao thông (bao gồm nhiều mức độ khác nhau, chưa loại trừ số BN chuyển viện giữa các tuyến) là 40.008 lượt (giảm so với 2014 có 43.569 trường hợp). Trong đó có 4.652 trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, 216 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (giảm so với năm 2014 có 256 trường hợp).

Cá biệt, con số bệnh nhân khám cấp cứu tai nạn do đánh nhau rất nhức nhối với tổng số 6.207 trường hợp, trong đó có 15 trường hợp tử vong. Khám cấp cứu tai nạn do Pháo nổ 55 trường hợp, không có trường hợp nào tử vong (tăng so với 2014 chỉ có 34 trường hợp), do Chất nổ khác là 34 trường hợp,

Tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là 146.514 lượt, khỏi ra viện là 116.950 bệnh nhân, chuyển viện 11.363 bệnh nhân. Trong những ngày Tết các bác sĩ cũng đảm nhiệm khối lượng công việc khổng lồ, chỉ riêng trong ngoại khoa đã thực hiện thành công 16.374 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó phẫu thuật Chấn thương sọ não 435 ca. Đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 23.261 trẻ ra đời tại các bệnh viện.

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.