(GD&T Đ) - Hàng năm cứ đến ngày 15, 16, 17/3 ÂL là có hàng ngàn người từ các tỉnh ĐBSCL đến Thát Kôn, ngụ tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng để dự lễ.
Người người đến cúng tại Thát Kôn, ảnh T.T |
Theo ông Danh Bung-trưởng ban trị sự Thát Kôn cho biết “Lễ Thát Kôn là một lễ hội trọng đại của 3 dân tộc Kinh-Hoa-Khmer được tập trung tại Thát Kôn của tỉnh Sóc Trăng nhằm ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui, hạnh phúc.
Tên gọi Thát Kôn là tên của một loại cồn đánh nghe tiếng của người dân Khmer trong ngày lễ, nó xuất phát từ hơn 100 năm nay khi người dân phát hiện tại địa điểm điễn ra lễ này nổi lên một loại cồn và đánh nghe tiếng, họ tôn thờ là một vị thần và sự tin ngưỡng của họ cũng bắt đầu từ đó cho đến nay”.
Trái dừa được thiết kế theo tập tục khmer, ảnh T.T |
Được biết trong buổi lễ này món vật không thể thiếu là Sà Thơ (tên gọi của người dân khmer, còn tiếng việt gọi là cúng dừa. Trái dừa được gọt bỏ phần đầu và phần đuôi, trên phần đầu có cậm 3 cây nhang và têm trầu và đèn cầy xung quanh theo tập tục của người khmer. Khi người dân đến cúng xong, họ sẽ đem trái dừa này bỏ vào cái tháp tại nơi Thát Kôn để cầu nguyện và nhờ Thát Kôn ban phước lành. Do tập tục có ý nghĩa tên được lưu truyền từ hơn 100 năm nay.
Vì vậy, Lễ hội Thác Kôn còn được dân gian gọi là lễ hội Cúng Dừa, bởi vì thức cúng chủ yếu trong lễ hội này là hàng ngàn trái dừa tươi. Lễ hội diễn ra được tính theo Phật lịch của người Khmer, nhưng thường tương ứng với rằm tháng Ba âm lịch
Lễ hội Thác Kôn của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng nhằm thể hiện ước vọng về sự an lành, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người có được cuộc sống an lành, giúp người ta nhớ về cội nguồn, tổ tiên, ông bà để sống chan hòa và yêu thương nhau hơn.
Theo truyền thuyết: ngày xưa ở An Trạch tự nhiên nổi lên một cái gò hình dạng như chiếc cồng. Chân người dẫm lên phát ra âm vang như tiếng cồng. Được ít lâu, tiếng cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn. Thấy vậy, nhân gian bèn lập một ngôi miếu thờ. Hàng năm, dân làng An Trạch cùng nhau tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này và gọi đó là lễ hội Thác Kôn.
Trong tiếng Khmer, Thác Côn có nghĩa đạp cồng, gợi lại sự tích về tiếng cồng chiêng vang lên từ đất. Lễ hội Thác Côn có lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa. Nét độc đáo của vật cúng khiến người ta còn gọi lễ này bằng cái tên lễ Cúng Dừa.
Những năm gần đây, ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng, Thác Kôn còn là lễ hội thu hút nhiều khách du lịch, là một trong nững điểm nhấn của chươg trình du lịch nhằm giời thiệu đến du khách một lễ hội mang đậm tính chất nông nghiệp, bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa mà những du khách ở phương xa ít có dịp chứng kiến.
Tú Phương -Tuấn Thành