Hàn Quốc: Khả năng đọc hiểu của trẻ tiểu học giảm

GD&TĐ - Nhiều phụ huynh Hàn Quốc gần đây bày tỏ lo lắng khi khả năng đọc hiểu của con cái giảm do tác động của việc học trực tuyến.

Học sinh Malaysia đeo khẩu trang khi đến trường.
Học sinh Malaysia đeo khẩu trang khi đến trường.

Chị Kim Hee-jung, 41 tuổi, sống tại quận Dongjak, Seoul, cho biết, được giáo viên dạy thêm môn Toán của con trai thông báo rằng cháu không làm được bài kiểm tra vì không hiểu một số từ trong đề bài.

Cậu bé hiện đang là học sinh tiểu học. Song giáo viên cũng trấn an chị Hee-jung rằng mức độ đọc hiểu của trẻ tiểu học nhìn chung bị giảm do đại dịch.

Tương tự, giáo viên tiểu học cũng đánh giá mức độ đọc hiểu của trẻ em Hàn Quốc giảm do chỉ học trực tuyến. Ngoài ra, trẻ em hiện nay phụ thuộc nhiều vào thiết bị kỹ thuật số, xem video, hình ảnh nhiều hơn đọc.

Vào tháng 12/2021, Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) cũng chỉ ra thành tích học trung bình của học sinh Hàn Quốc đã giảm 23,57 điểm.

Chuyên gia của PISA đánh giá: “Học sinh Hàn Quốc chỉ quen đọc những văn bản có sẵn trong sách giáo khoa. Điều này khác với việc đọc để hiểu mục đích của văn bản và đưa ra những phân tích, đánh giá của cá nhân các em”.

Nhiều phụ huynh Hàn Quốc đã đề nghị giáo viên tiểu học tăng cường bổ trợ môn Tiếng Hàn cho trẻ nhỏ. Bởi lẽ đọc hiểu là kỹ năng cơ bản, quan trọng đối với trẻ tiểu học. Hơn nữa, nếu không đọc hiểu tốt, các em không thể học được các môn khác.

Theo Korea Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?