Hạn, mặn khốc liệt ở ĐBSCL

GD&TĐ - Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, các kênh nội đồng bị mặn xâm nhập và nắng hạn chưa từng có trong 100 năm qua đã khiến nông dân ở ĐBSCL rơi nước mắt khi nhìn lúa chết hàng loạt, nguy cơ mất mùa tăng cao…  

Hạn, mặn khốc liệt ở ĐBSCL

Dự báo xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam bộ có khả năng tiếp tục sâu hơn và cao hơn cùng kỳ mùa khô năm 2015 và trung bình nhiều năm.

Từ cuối tháng 2/2016, mặn có khả năng duy trì ở mức cao, nghiêm trọng. Trên sông Tiền, sông Hậu độ mặn trên 4g/l có thể xâm nhập sâu khoảng 50 - 70 km tính từ cửa sông, có thời kỳ trên 70 km. Độ mặn sẽ tăng cao và kéo dài đến đầu tháng 5/2016.

Giải pháp trước mắt của Bộ NN-PTNT đưa ra trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của các vụ lúa Hè Thu 2016 và vụ mùa 2016 thật hợp lý, né tránh hạn, mặn, tập trung, nhanh và gọn...

Hạn, mặn khốc liệt ở ĐBSCL ảnh 1Hạn, mặn khốc liệt ở ĐBSCL ảnh 2

Do xâm nhập mặn sâu vào nội đồng nên các hệ thống cống đập tạm ngăn mặn ở xã Vĩnh Viễn, TP Vị Thanh, Hậu Giang đã cho đóng các cửa cống hơn 1 tháng qua.

 Người dân vùng Bảy Núi, An Giang vét từng chút nước ở các giếng khoan để cứu cây trồng đang chết khô trên đồng ruộng.

Nhiều tháng qua không có mưa, nên các cánh đồng lúa ở Bảy Núi, An Giang đang chết khát.

 Năm nay lũ nhỏ, cánh đồng 100 ha lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang mất trắng vì không có nước vào đồng ruộng.

Ông Thạch Phil ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên, An Giang phải xuống các mươn còn sót lại lấy nước về cho gia đình sử dụng.

Người dân ở huyện Tri Tôn, An Giang đi lấy nước ngọt về sử dụng.

Nước biển lấn sâu vào nội đồng ở huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Khô hạn ở một số tuyến kênh ở Cần Thơ làm khó khăn cho người dân lưu thông

Nhiều cánh đồng trồng hoa màu ở vùng Bảy Núi, An Giang đang chết khô

Nhiều cây rừng ở An Giang cũng chết khô, rất dễ xảy ra tình trạng cháy rừng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ