Hạn chế tối đa tiêu cực và hướng đến tính ổn định của kỳ thi

Hạn chế tối đa tiêu cực và hướng đến tính ổn định của kỳ thi

Theo TS Trần Đình Lý, kỳ thi THPT Quốc gia 2019 với các điều chỉnh theo hướng tốt hơn, phòng ngừa sự can thiệp của con người thì điều quan trọng mà những sự điều chỉnh ấy mang lại chính là việc tạo thuận lợi tối đa cho học sinh.

Trong các điểu chỉnh, TS Trần Đình Lý tâm đắc nhất với việc gia tăng tỉ lệ phần trăm xét tốt nghiệp bằng điểm thi THPT Quốc gia (điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh).

Điều này theo TS Lý sẽ hạn chế tối đa tình trạng sử dụng “phao cứu sinh” điểm học bạ như năm trước (khi tỉ lệ là 50/50). Điểm mới này đồng nghĩa với việc không khuyến khích các trường ưu tiên xét tuyển bằng học bạ khi khẳng định kết quả kỳ thi THPT Quốc gia vẫn đáng tin cậy hơn.

Với các thay đổi được đánh giá là tốt hơn cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019, TS Trần Đình Lý cho rằng Bộ GD&ĐT cần lưu ý thêm một số điểm để công tác chuẩn bị được tốt hơn.

Thứ nhất:  Năm nay, các trường tại địa phương sẽ không tham gia tổ chức thi tại địa phương đó, đồng nghĩa với việc các trường ĐH- CĐ sẽ chuẩn bị lực lượng nhiều hơn, nếu vẫn giữ tỉ lệ 50/50. Do đó, Bộ GD&ĐT cần sớm công bố kế hoạch tổ chức thi chi tiết, để các trường ĐH-CĐ được giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức thi chủ động trong công tác nhân sự, chuẩn bị.

Thứ hai: Bộ GD&ĐT cần công bố bảng phân tích kết quả thi trước khi công bố kết quả thi. Việc này giúp các trường ĐH- CĐ xác định nguồn tuyển chính xác hơn, tránh ảo.

Thứ 3: Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào sẽ phụ thuộc vào độ khó đề thi. Do đó, mức độ phân hóa của đề thi rất quan trọng. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần chủ động nghiên cứu, xây dựng ngân hàng đề thi hợp lý, tránh sự biến động quá lớn như 2 năm liền kề vừa rồi.

Thứ 4: Việc Bộ GD&ĐT giao cho trường đại học chấm thi trắc nghiệm. Chứng tỏ mục tiêu sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia vẫn rất quan trọng và cần độ tin cậy cao để các trường xét tuyển.

Chưa biết việc chấm này sẽ tại địa phương hay đưa về trường.Tuy nhiên, cần theo nguyên tắc, ai chấm thì sẽ lưu trữ và chịu các trách nhiệm khác. Việc này Bộ GD&ĐT cần cân nhắc kỹ để mục tiêu hiệu quả (kết quả/chi phí) của kỳ thi được bảo đảm.

Thứ 5: Việc thực hiện "đánh phách" điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm + đặt Camera giám sát đề thi, bài thi, chấm thi...theo TS Trần Đình Lý là giải pháp rất đúng và trúng  để phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, can thiệp có chủ đích từ một cá nhân nào đó.

Tuy nhiên, TS Lý đề xuất Bộ GD&ĐT cần xây dựng nền tảng công nghệ, dữ liệu thật tốt để tránh xảy ra lỗi hệ thống trong quá trình thao tác, gây ảnh hưởng đến nhiều mắt xích ( thí sinh, giám thị chấm, các trường ĐH-CĐ).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.